Làm giàu một vốn nhiều lời nhờ chim trĩ đỏ

author 09:03 12/09/2016

(VietQ.vn) - Nhiều bạn trẻ 9x đã mạnh dạn dấn thân làm giàu ở lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ nuôi chim trĩ đỏ, mở trang trại…nhiều người đã kiếm được bộn tiền.

Sự kiện: Làm giàu

"Trang trại của chú mình nuôi rất nhiều loại chim, cả bán thịt và làm cảnh. Tuy nhiên, mình thấy loại chim trĩ đỏ giá vừa phải, chuyên bán lấy thịt sẽ dễ tìm đầu ra hơn nên chọn nuôi", Đó là lý do khởi nghiệp làm giàu của chàng trai 9x Nguyễn Văn Thắng chia sẻ với báo Tiền phong.

Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1990 ở Lý Nhân, Hà Nam. Tốt nghiệp cấp 3 năm 2009, anh đến giúp việc cho trại nuôi chim của người chú. Một năm sau, anh về nhà cùng gia đình xây dựng trại nuôi chim trĩ đỏ làm giàu với diện tích khoảng 30m2, vốn đầu tư khoảng 30-40 triệu đồng. 

Dân văn phòng 'lác mắt' với chủ quán trà đá vỉa hè kiếm nửa tỷ/tháng(VietQ.vn) - Làm giàu ít vốn chỉ với giá 3.000 đồng một cốc trà đá, chủ quán có thể làm giàu với thu nhập khủng lên tới cả trăm triệu mỗi tháng.

Ban đầu, anh nuôi chim nhân giống, rồi mới phát triển dần lên nuôi thịt, cung cấp giống và chim non. Hiện anh có trại nuôi rộng khoảng 2.000m2, lúc cao điểm nuôi trên 1.000 con. 

Tuy nhiên, ở miền Bắc, mùa sinh sản của chim chỉ kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9 hằng năm nên theo anh, loại chim thịt chỉ đủ để bán từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Những tháng còn lại, Thắng chủ yếu bán chim giống (khoảng một tuần tuổi) và chim hậu bị (chuyên để sinh sản). Mỗi năm anh xuất bán khoảng 400 con chim hậu bị với giá 350.000 đồng một con và khoảng 1.000 con chim non với giá 50.000 đồng. Thắng cho biết, mỗi con chim thịt nuôi từ nhỏ đến khi xuất chuồng, người nuôi mất chi phí khoảng 110.000 đồng. Với giá bán mặt hàng này, mỗi tháng riêng loại để thịt, anh có thể thu lãi từ 15 đến 20 triệu đồng.

Ông chủ trẻ cho rằng nuôi chim thương phẩm, bán thịt thì nhanh thu hồi vốn hơn, còn phát triển nuôi giống thì hơi khó, đầu tư lâu dài và phải có kỹ thuật chăm sóc tốt.

Anh Thắng cũng chia sẻ, mặt hàng này trước mắt tuy có lãi nhưng người nuôi cũng không nên phát triển đàn một cách ồ ạt mà phải làm dần dần. "Hơn nữa, người nuôi cũng phải nghiên cứu để nắm bắt tình hình thực tế từng thời điểm mà phát triển số lượng đàn cho phù hợp. Tránh tình trạng nguồn cung quá lớn, giá giảm thì khó tránh khỏi thiệt hại", (Theo Tiền phong)

Trang trại của anh Thắng hiện rộng khoảng 2.000m2 với 1.000 con chim trĩ đỏ đem lại lợi nhuận làm giàu hàng chục triệu đồng mỗi tháng 

Một câu chuyện khác cũng rất đáng ngưỡng mộ về tấm gương làm giàu nhờ nuôi con hiếm. Năm 2008, Anh Nguyễn Văn Thường ở Chuyên Ngoại – Duy Tiên – Hà Nam, sau khi đi thăm quan mô hình chăn nuôi đặc sản ở các địa phương đã quyết định đầu tư nuôi chim trĩ đỏ theo quy mô trang trại tập trung.

Từ vài chục con, đến nay gia đình anh Thường đã phát triển được trên 500 chim trĩ bố mẹ, trong đó có khoảng 300 chim mái. Bình quân mỗi ngày đàn chim trĩ của gia đình anh Thường đẻ 200 quả trứng. Với giá bán 50 nghìn đồng /quả như hiện nay, doanh thu mỗi ngày của gia đình anh khoảng 10 triệu đồng, vị chi một năm doanh thu từ nuôi chim trĩ của gia đình khoảng trên 1 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí chăn nuôi chim trĩ rất ít: chúng ăn ít hơn gà, và khả năng kháng bệnh rất tốt. Theo báo Hà Nam, Anh thường cho biết ngoài bán con giống, anh loại dần những con chim đực để bán thịt thương phẩm. Hiện nay thịt chim trĩ đỏ rất được ưa chuộng. Sản phẩm ra đến đâu, các nhà hàng, khách sạn hoặc các quán chim đến thu mua hết đến đó. Giá chim thịt  chim trĩ hiện nay dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg. 

Cũng theo báo Hà Nam, chim trĩ từng có tên trong sách đỏ, và là động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng, do trong thiên nhiên chim trĩ chỉ biết đẻ, mà không có bản năng ấp: Những con chim non trong tự nhiên chỉ nở thành công chim trĩ mẹ đẻ vào ổ một loài chim khác để nhờ ấp. Trong chuyến công tác tại vùng dân tộc, anh Trần Đình Nhơn – một cán bộ lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã mua 1 đôi chim trĩ của đông bào dân tộc về nhà nuôi nhốt làm cảnh. Khi chim đẻ anh đã lấy trứng cho gà ấp và đã thành công. Từ đó phong trào nuôi chim trĩ được duy trì và phát triển mạnh. Ngoài cho gà ấp, trứng chim trĩ có thể mang đi ấp tại các lò ấp trứng vói tỷ lệ nở đạt khoảng trên 90%.

Kỹ thuật nuôi chim trĩ đỏ làm giàu một vốn nhiều lời

Kinh nghiệm theo chia sẻ của báo NNVN

Làm giàu nhờ nuôi con hiếm chim trĩ đỏ  

Trĩ đỏ (Phasianus colchicus) thuộc lớp chim (AVES), bộ gà (Galliformes), họ trĩ (Phasianidae). Trĩ đỏ có đuôi dài, bộ lông có nhiều màu sắc đẹp. Trĩ đỏ nuôi khoảng 7 tháng thì đẻ trứng. Chúng đẻ liên tục như gà CN. Trĩ đỏ từng là loài chim có tên trong sách đỏ, thuộc loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay người dân đã nhân nuôi thành công, và được Chi cục kiểm lâm các địa phương cấp phép chăn nuôi, và tiêu thụ.

1. Chọn Giống 

Dựa vào đặc điểm cơ thể để phân biệt chim trống , mái : Ở cùng lứa tuổi Chim trĩ trống thường có ngoại hình lớn hơn chim trĩ mái . Lúc còn nhỏ rất khó phân biệt chủ yếu dựa vào cảm quan nghề nghiệp. Có thể phân biệt bằng mắt thường, vì từ hai thánh tuổi, chim đực bắt đầu đổi màu sắc ở phần ức và cổ. Nên mua chim ở những cơ sở gây nuôi uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm để lựa được những cá thể chim khỏe mạnh , cũng như được tư vấn về kỹ thuật gây nuôi .

2. Kỹ thuật làm chuồng trại 

Việc làm chuồng trại nuôi chim trĩ khá đơn giản bà con có thể tận dụng các khu chuồng chăn gia cầm nuôi cũ , hoặc nhà kho, sau đó cải tạo lại, miễn sao đảm bảo vệ sinh , thoáng mát . Có hai hình thức nuôi tập trung và chia thành ô nhỏ để nuôi nhốt. Mỗ ô 1,5m2 nuôi 3 mái + 1 trống. Tường vây có thể xây hoặc dùng lưới B40 , lưới mắt cáo . Trên nóc sử dụng các loại tấm lợp broxi măng hoặc vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương. Nền chuồng được rải một phần hoặc toàn bộ cát . ( sử dụng loại cát Vàng ) để chim tắm cát và làm ổ đẻ.

3. Thời kỳ đẻ trứng và kỹ thuật ấp nở

Chim trĩ giống bình quân sau khi nuôi đến 7 tháng tuổi có thể đẻ trứng . Thời gian đẻ thường từ đầu tháng 2 âm lịch. Bình quân mỗi ngày chúng đẻ 1 quả trứng. Một năm đẻ từ 80 đến 100 quả trúng. Chim trĩ trong tự nhiên không tự ấp trứng , chim thường đẻ nhờ vào tổ chim khác . Trong chăn nuôi, ta cho ấp bằng gà ta, hoặc ấp tại các lò công nghiệp, đều đạt tỷ lệ trên 80%. Thời gian ấp nở khoảng 22 -24 ngày .

4. Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng

Nuôi chim con ( giai đoạn từ 1- 3 tháng tuổi ) : Chim được nuôi trong lồng nhỏ bằng lưới mắt cáo , Sử dụng bóng điện hoặc đèn sưởi đảm bảo nhiệt độ 25 -27 độ C. Không nuôi chim con tại nơi có gió lùa , mưa tạt , Che đậy cẩn thận để đảm bảo an toàn cho chim khỏi các vật nuôi khác tấn công : Chó ,mèo , chuột . Thức ăn : sử dụng loại cám viên dùng cho gà con , sử dụng loại máng ăn , uống tự chế hoặc máng dùng cho gà miễn sao đảm bảo vệ sinh .

- Nuôi chim trưởng thành : Chim được nuôi trong lồng lớn sử dụng thức ăn dành cho gia cầm trưởng thành ,gia cầm sinh sản ( cám gà đẻ ) kết hợp với thóc, cám ngô. Ngoài ra kết hợp cho ăn thêm các loại rau xanh : rau muống , rau lang , thân cây chuối thái nhỏ ..vv . Hạn chế cho các loại thức ăn lạ : tôm , cua , cá có thể dẫn đến tình trạng chim bị tiêu chảy. 

5. Phòng và trị bệnh

Với chim trĩ giống mới nở: Sử dụng các loại kháng sinh đặc trị Ecoli hoà vào nước uống với liều lượng bằng 2 lần so với hướng dẫn trên bao bì ( dùng Vime-Coam; ; Coliquin)

Khi chim từ 5 -7 ngày tuổi tiến hành nhỏ mắt , mũi bằng vaccin lasota . Mỗi cá thể chim từ 1 – 2 giọt ( nhỏ 2 lần , lần sau cách lần trước 15 ngày)

Khi chim 2 tuần tuổi dùng vaccin Gum cho uống . Khi chim ở độ tuổi 2,5 tháng bắt đầu chủng Newcastle và vaccin tụ huyết trùng . Sau đó định kỳ 2,5 – 3 tháng chủng lại 1 lần . Vị trí tiêm : tiêm dưới da vào ức , lườn chim ,không tiêm vào bắp chim có thể dẫn đến hiện tượng liệt chim nếu tiêm không đúng kỹ thuật.

Hoàng Linh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang