Làng Đông Hồ sản xuất cả tấn 'vàng thỏi 9999' mỗi ngày

author 12:34 11/02/2015

(VietQ.vn) - Làng Đông Hồ vốn nổi danh với nghề tranh truyền thống nhưng, hiện nay chẳng còn mấy người theo nghề. Hầu hết các nhà đã chuyển sang làm vàng mã. Hiện làng Đông Hồ có tới 90% các hộ làm vàng mã, nhiều hộ giàu lên nhờ buôn, bán vàng mã.

Theo tin tức mới nhất từ báo Dân Việt, từ khắp đầu làng tới cuối ngõ,  có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh vàng mã chất thành đống. Các loại vàng mã, đồ thờ rất đa dạng, từ những đồ cơ bản như quần áo, tiền vàng đến những mặt hàng như ô tô, iPad, nhà lầu, biệt thự... 

Vàng thỏi giấy trên đường vận chuyển về nơi tiêu thụ

Vàng thỏi giấy trên đường vận chuyển về nơi tiêu thụ. Ảnh: Dân Việt

 Chị Hương, chủ một cơ sở sản xuất vàng mã cho biết mặt hàng bán chạy nhất năm nay là những "thỏi vàng" in 4 số 9. Giá bán khoảng 20 nghìn một nghìn lượng. Do nhu cầu cao, nhiều lúc vàng thỏi 9999 bị "cháy" hàng. Ngoài những cơ sở sản xuất thủ công, hiện tại một số cơ sở ở Đông Hồ đã dùng máy móc hiện đại, cho năng xuất cao, thu lợi nhuận lớn. Một ngày cơ sở sản xuất vàng mã có thể cho ra đời 2 tạ tiền âm phủ. 

Nghề làm hàng mã diễn ra quanh năm nhưng tất bật nhất vào dịp rằm tháng Bảy và Tết nguyên đán. Thời điểm này, mỗi gia đình có thể sản xuất được vài trăm tới hàng ngàn bộ mũ áo ông Công, ông Táo, tiền vàng các loại. Mỗi hộ sản xuất đều tận dụng nhân lực của gia đình để kiếm thêm thu nhập.

'Vàng thỏi 9999" được chất đống bên vệ đường trong làng Đông Hồ

'Vàng thỏi 9999" được chất đống bên vệ đường trong làng Đông Hồ. Ảnh: Dân Việt

Gia đình ông Ngọ (49 tuổi) chuyên sản xuất voi, ngựa cho biết: “Mặt hàng này chạy nhất vào dịp đầu năm bởi khi đó nhiều khách hàng có nhu cầu “mở phủ”. Giá mỗi “ông” ngựa, voi loại nhỏ là 150.000 đồng, loại to là 250.000 đồng. Tận dụng hết nhân lực trong nhà, mỗi tháng gia đình tôi kiếm thêm được 1.000.000 – 2.000.000 đồng”.

Nhờ sự phát triển và ngày càng chiếm ưu thế của nghề hàng mã mà cuộc sống của người dân nơi đây được cải thiện nhanh chóng. Do đó, hiện nay làng Đông Hồ được nhắc tới như một “đại công xưởng” sản xuất hàng mã có quy mô lớn nhất nhì cả nước thay vì nghề làm tranh dân gian nổi tiếng trước kia.

Thái Hà


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang