Hướng dẫn kiểm tra laptop cũ trước khi mua

author 14:11 24/01/2015

(VietQ.vn) - Mua bán laptop cũ giá rẻ trên thị trường hiện nay không còn là điều mới mẻ. Thế nhưng làm thế nào để mua được một chiếc laptop ‘ưng ý’ cho riêng bản thân thì cần phải kiểm tra thật kỹ trước khi mua.

Sự kiện: Thiết bị chơi game nên mua

Khi mua một chiếc laptop cũ không ai muốn mua phải sản phẩm ‘đểu’, sản phẩm không rõ nguồn gốc để rồi phải mang đi thay, đi sửa, hỏng hóc luôn xảy ra, gây ra biết bao phiền toái cho người sử dụng. Những lời khuyên sau là những kinh nghiệm để lựa chọn một chiếc laptop cũ vừa ý và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.

Cấu hình máy

Kiểm tra bằng những phần mềm như Lavalyst Everest sẽ xác định được: Loại chip, dung lượng và loại bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết nối và thiết bị ngoại vi,... Nếu đúng như những gì quảng cáo hoặc đăng tải trên website của nhà sản xuất thì phải kiểm tra từng thứ xem chúng hoạt động có chính xác không.

kiểm tra cấu hình máy

Kiểm tra cấu hình của laptop cũ kỹ càng

Tình trạng bảo hành máy

Sẽ rất lý tưởng, nếu chiếc laptop cũ đó còn hạn bảo hành chính hãng, và điều người dùng cần làm là yêu cầu thẻ bảo hành đi kèm hay hóa đơn mua máy lần đầu. Không nên tin ngay những lời cam kết từ phía người bán hàng như máy đã được đăng kí bảo hành trực tuyến.

Bên ngoài máy (Vỏ laptop)

Quan sát và nhìn kỹ toàn thân máy thử có bị nức, bể gãy chỗ nào hay không (Xem thử máy có đúng như lời rao của người bán). Kéo màn hình lên xuống để đảm bảo độ chắc chắn của bản lề.

- Máy bung là chỉ tháo ra để vệ sinh hoặc thay RAM thay HDD, chuyện này rất bình thường nên không phải là vấn đề gì nghiệm trọng.

- Máy đã sửa chữa nghĩa là đã bung ra để đi sửa mainboard ví dụ như hấp chip vga, đóng tụ...

Pin

Hãy sạc đầy pin, sau đó rút ra khoảng 5-10 phút. Nếu góc phải bên dưới màn hình báo còn 75% pin thì pin vẫn còn hoạt động khá tốt.

Pin và thời gian dùng pin là yếu tố quan trọng của laptop. Vì thế,laptop phải có khả năng hoạt động được một thời gian mà không cần cắm điện. Có thể thời gian kiểm tra máy không đủ lâu để máy hết kiệt pin, nhưng lượng điện tiêu hao đủ thì có thể áng chừng thời gian sử dụng thực sự. Một số phần mềm như Battery Monitor có khả năng tính toán và vẽ biểu đồ về mức độ xả điện của pin laptop rất hữu hiệu.

cẩn trọng khi  kiểm tra pin máy

Cẩn trọng trong khâu kiểm tra pin của laptop cũ

Màn hình

Quan sát kỹ xem màn hình có điểm chết, bầm dập chỗ nào không, màu sắc có bị vàng ố và tối..., Xem kỹ phần nhựa bọc quanh màn hình thử có dín sát với màn hình không. Nếu như nó rời ra nhiều quá thì máy này có nguy cơ đã bị bung ra thay màn hình khác.

Kiểm tra màn hình có điểm chết hay không bằng cách vào Windows Desktop => nhấp phải chuột => chọn Properties => Background Window => chọn tab Desktop => chọn None. Việc này sẽ giúp chuyển màn hình sang màu xanh để  kiểm tra màn hình dễ dàng xem nó có bất kỳ điểm chết hoặc có bị sọc, bị nhiễu hay bị nhòe màu không.

Loa

Mở một bài nhạc kiểm tra xem loa có bị rè, nghe chừng 2 - 3 phút xem máy có hiện tượng giật không.

Bàn phím

Lên Google tìm từ khóa "keyboard test" để download phần mềm kiểm tra bàn phím. Đánh thử vài dòng chữ và xem độ nhạy cũng như kiểm tra xem nó có bị liệt phím nào không. Hãy chắc rằng các phím số, phím Caps Lock và phím trắng vẫn hoạt động tốt.

Touchpad (chuột cảm ứng)

Không nên dùng chuột quang trước khi test Touchpad của máy. Kiểm tra xem chuột có bị lờn, rê hoài mà không chịu đi. Nhiều khi bị xung đột Driver mà chuột laptop hay bị như vậy. Xóa toàn bộ Driver Touchpad trước khi test.

kiểm tra touchpad

Không thể thiếu việc kiểm tra touchpad của một laptop cũ trước khi quyết định mua

USB - DVD-RW - Cardreader - Jack Phone - LAN

Đảm bảo rằng các cổng và các thiết bị ngoại vi của máy đều sử dụng được. Kiểm tra xem có còn hoạt động hoặc nhận được thiết bị không? Các ốc vít có đồng bộ hay không? Vì nếu các bạn không kiểm tra kỹ sẽ dễ bị lầm từ người bán vì cho rằng là laptop còn nguyên zin

Ram và CPU

Trong Windows, bạn nhấn chuột phải vào My Computer --> Properties, tại đây là thông tin về hệ điều hành, tốc độ CPU, RAM.

CPU: Đối với người dùng, tốc độ trở thành yếu tố đáng quan tâm hàng đầu và chíp xử lý Core i5, i7 chính là lựa chọn hấp dẫn nhất. Nếu laptop  chỉ để thường lướt web, nghe nhạc hay soạn thảo văn bản thì việc bỏ thêm vài triệu đồng cho CPU đời cao sẽ gây lãng phí không cần thiết. Dòng chíp xử lý cấp thấp như Core i3 vẫn thừa khả năng khiến người sử dụng hài lòng.

RAM: Hầu hết các loại laptop hiện nay đều có ít nhất RAM 4 GB. Windows 8 tiết kiệm bộ nhớ hơn các phiên bản Windows trước, vì thế trong nhiều trường hợp, 4 GB là đủ cho các tác vụ văn phòng thông thường. Tuy nhiên, nếu người sử dụng thường xuyên phải lập nhiều bảng tính lớn hoặc chỉnh sửa ảnh kỹ thuật số dung lượng cao.

Ổ cứng

Chuột phải vào My Computer --> Manage --> Disk Management, xem thông tin dung lượng ổ cứng, thông thường ổ cứng 250GB sẽ hiển thị thực tế là ~ 233GB. Ngày nay, ổ SSD ngày càng được sử dụng phổ biến. Ổ SSD giảm đáng kể thời gian khởi động và cải thiện khả năng phản hồi của hệ thống vì chúng tải ứng dụng và dữ liệu nhanh hơn. Tuy nhiên, ổ SSD thường đi kèm với những mẫu máy có giá bán đắt hơn.

Nếu chọn ổ SSD, lưu ý là kích cỡ tối thiểu phù hợp cho hầu hết người dùng là 128 GB. Nếu có đủ tiền, 256 GB sẽ tốt hơn, vì riêng hệ điều hành Windows đã tiêu tốn từ 20-30 GB không gian ổ đĩa.

kiểm tra ổ cứng máy rất quan trọng

Kiểm tra ổ cứng của laptop cũ rất quan trọng

Nếu laptop thường xuyên được dử dụng để chụp ảnh hoặc quay phim với định dạng RAW, các file dữ liệu có thể nhanh chóng ngốn rất nhiều không gian ổ đĩa. Các loại laptop hiện đại dùng chip của Intel thường tăng hiệu suất ổ cứng bằng cách bổ sung một ổ SSD nhỏ – thường từ 16 GB tới 32 GB.

Ngoài ra, để xem thêm thông tin về RAM, card đồ họa, card âm thanh bằng cách chọn nút Start --> Run --> gõ: dxdiag. 

Lựa chọn laptop thì người mua vẫn theo tiêu chí nhu cầu sử dụng: Nếu chỉ để lướt web, check mail, công việc văn phòng thì chọn cấu hình máy có CPU từ 700MHz ~ 1GHz, RAM 512MB; nếu sử dụng nhu cầu giải trí, tải nhạc, phim, sử dụng các phần mềm cao hơn thì chọn máy có CPU 1,8GHz ~ 2GHz, RAM 1GB ~ 2GB; nếu dùng cho nhu cầu dùng phần mềm chuyên dụng, phần mềm đồ họa, game khủng thì lựa chọn laptop có CPU 3GHz trở lên và RAM 4GB trở lên nhưng sẽ có giá cao hơn nhiều so với nhu cầu tài chính mua laptop cũ của người tiêu dùng.

Thùy Nguyễn


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang