Lễ hội nào vui nhất cả nước ?

author 17:46 02/02/2014

Tại nhiều lễ hội, phần “lễ” đã trở nên áp đảo so với phần “hội”, trong khi nguyên bản ban đầu, các lễ hội luôn ghi nhận sâu sắc nhu cầu được du xuân của người dân. Ví dụ lễ hội chùa Hương, Yên Tử là để người dân đi vãn cảnh sông núi vào xuân, lên núi cao ngắm chùa chiền thanh tịnh, hay lễ hội Lim, hội Xoan là cái cớ để trai gái các làng dập dìu hát giao duyên. Lễ hội Gióng là dịp “xem lại” vẻ đẹp hào hùng và can trường của vị thần đã bảo vệ đất nước.

Lễ hội là nét văn hóa độc đáo lâu đời không thể thiếu trong những ngày đầu năm của người dân Việt Nam. Lễ hội ở mỗi địa phương lại có những nét riêng, những bản sắc riêng, đặc trưng cho văn hóa của vùng đất và xứ sở.

Lễ hội nào vui nhất. Trong ảnh là hội Lim ở Bắc Ninh

Lễ hội nào vui nhất. Trong ảnh là hội Lim ở Bắc Ninh

Phần lớn du khách đi lễ với mục đích dâng lễ cầu an, xin tài lộc. Tại nhiều lễ hội, phần “lễ” đã trở nên áp đảo so với phần “hội”, trong khi nguyên bản ban đầu, các lễ hội luôn ghi nhận sâu sắc nhu cầu được du xuân của người dân. Ví dụ lễ hội chùa Hương, Yên Tử là để người dân đi vãn cảnh sông núi vào xuân, lên núi cao ngắm chùa chiền thanh tịnh, hay lễ hội Lim, hội Xoan là cái cớ để trai gái các làng dập dìu hát giao duyên. Lễ hội Gióng là dịp “xem lại” vẻ đẹp hào hùng và can trường của vị thần đã bảo vệ đất nước.

Dưới đây là một số lễ hội đặc sắc của Miền Bắc:

+ Lễ hội chùa Hương
 
Đây là lễ hội thu hút sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp Xuân về. Theo thông lệ, ngày khai hội từ mồng 6 âm lịch và kéo dài hết tháng 3. Năm nay, ngày khai hội chính thức là 8/2 Dương, được ban tổ chức hứa hẹn có rất nhiều điểm mới thuận tiện hơn cho du khách tới hành hương, tham quan.

+ Lễ hội Yên Tử
 
Năm nay lễ hội Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyệnUông Bí, Quảng Ninh) sẽ chính thức khai mạc vào ngày 10.1 âm lịch.
Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, biểu diễn các tiệt mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử… sẽ có thêm nhiều hoạt động mới hấp dẫn.
 
Đặc biệt nhất là sự tham gia của đồng bào dân tộc ít người quanh vùng núi Yên Tử và các vùng lân cận vào các hoạt động của lễ hội vừa làm phong phú cho các chương trình vừa gắn chặt tình đoàn kết của các dân tộc anh em.

+ Hội mở mặt tại Hải Phòng
Hội Mở mặt (xã Phục Lễ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) diễn ra từ ngày 6-10 tháng Giêng. Theo tương truyền, các cô gái làng Phục Lễ nổi tiếng xinh đẹp nhưng quanh năm chít khăn vuông đen, che kín mặt. Ngay cả khi lấy chồng, nhiều cô vẫn e ngại không chịu bỏ khăn.

+ Hội chùa Keo (ngày 14 tháng Giêng)
Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo.
Chùa thờ Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư. Ngoài lễ Phật còn có các trò chơi bắt vịt, thi thổi cơm và ném pháo…

+ Lễ hội chọi trâu Hải Lựu
Diễn ra tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc từ ngày16-17 tháng Giêng. Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa nhất (tương truyền có từ thời Hùng Vương) còn lưu giữ được dáng vẻ nguyên sơ, không có những toan tính cay cú ăn thua của con người, không có việc trâu bị tiêm thuốc kích thích, không có cá cược…

+ Hội hoa Vị Khê
Làng Vị Khê của xã Điền Xá (Nam Trực, Nam Định) là một trong những làng chuyên cây cảnh lâu đời nhất nước. Truyện xưa kể lại làng được hình thành từ thế kỉ thứ 3, với tên gọi Nguyễn Gia Trang. Người có công đưa nghề cây thế về làng, hiện được thờ làm Thành hoàng là cụ Ngô Gia Tự. Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 30 tháng Giêng tại thôn Vị Khê, xã Nam Điền, Nam Trực, Nam Định.

+ Hội Xoan (từ 7 – 10 tháng Giêng)
Diễn ra tại Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ. Lễ hội tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng. Khởi đầu lễ hội là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, theo truyền thống dọn cỗ chay, có củ mài và mật ong. Tục truyền việc mổ trâu “nồi da xáo thịt” diễn lại tích năm tướng của vua Hùng thờ thần sông mà thoát nạn, khi lên bờ tìm trâu mổ thịt, lấy da làm nồi nấu để tế thần sông. Mồng 10 tháng Giêng diễn trò trình nghề ở bãi sông trước đình làng. Các vai diễn cày, bừa, gieo mạ, tát nước, bán con ngài tằm, bán bông rất hấp dẫn.

+ Lễ hội Bà chúa Kho
Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Đền bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14.1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.

+ Lễ hội Lim (Bắc Ninh)
Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc. Hội Lim là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc với dân ca quan họ nổi tiếng. Các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bề, dưới bến.

+ Hội đền An Dương Vương (làng Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội): kéo dài từ ngày 6 đến 16 tháng giêng. Lễ hội tưởng nhớ đến vua Thục Phán có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa.

+ Hội Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) thường bắt đầu từ mồng 6 đến 12-4 âm lịch và chính hội là mồng 9 tháng giêng, diễn lại tích Thánh Gióng đánh giặc Ân. Hội Gióng được tổ chức để tưởng nhớ đến Thánh Gióng - vị anh hùng thiếu niên của dân tộc ta.

+ Hội đền Hùng (Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ). Hội mở từ ngày 9 đến 13-3, chính hội vào ngày 10-3 âm lịch, có các nghi thức rước bánh chưng - bánh giầy.

+ Hội đền Và (Bất Bạt): Mở vào ngày 15 âm lịch, thờ thần núi Tản Viên. Năm nay cũng là năm đầu tiên một gian giới thiệu về nghệ thuật thư pháp được trưng bày tại đền Và. Cùng với hoạt động trên, các cuộc thi, trò chơi dân gian như thi cờ tướng, thi nấu cơm, kéo co, chọi gà, liên hoan văn nghệ quần chúng...

+ Hội Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình): Hội mở từ ngày 9 đến 11- 3 âm lịch, chính hội là 10-3 ngay trên mảnh đất cố đô Hoa Lư, tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh. Mở đầu lễ hội là màn múa rồng của dân xã Gia Phương, Gia Viễn, rước ngọn lửa truyền thống từ mộ vua Đinh trên đỉnh Mã Yên đến sân đền vua Đinh. Trong hội còn có trò cờ lau tập trận và trò kéo chữ.

+ Hội Đình Bảng (Tiên Sơn, Bắc Ninh): mở vào ngày 15-3 âm lịch với các nghi lễ rước xách, tế cùng các trò vui như vật, chọi gà, hát quan họ trên thuyền...

+ Lễ hội Côn Sơn bắt đầu từ mồng mười tháng giêng, chùa Côn Sơn (huyện Chí Linh, Hải Dương) đã được đón khách thập phương đến lễ Phật và trẩy hội. Chính thức lễ hội bắt đầu từ rằm tháng giêng đến ngày 22 thì kết thúc.

+ Hội chùa Thầy: Đến với chùa Thầy, du khách được chiêm ngưỡng phong cảnh non nước hữu tình, thưởng thức các màn rối nước đặc sắc - một môn nghệ thuật truyền thống mà tổ sư của nghề không ai khác chính là Từ Đạo Hạnh truyền lại. Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày 5 đến 7-3 âm lịch.

Dù mỗi dân tộc có một lễ hội đón năm mới với tên gọi và nghi thức khác nhau, nhưng bản chất đều là các lễ hội đón xuân mới, cầu phúc cho gia đình và bản làng một năm sung túc và no đủ, nhà nhà vui vầy, hạnh phúc. Đây là dịp để nhiều nhóm bạn trẻ rong ruổi qua các tỉnh Bắc bộ như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng mong tìm gặp những lễ hội dân gian truyền thống của riêng từng dân tộc, với những sắc màu khác biệt mà chỉ có du xuân mới có cơ hội “chạm vào”.
Theo Lao Động
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang