Lê Văn Công Paralympics - từ thợ sửa điện máy tới người hùng thể thao

author 10:06 10/09/2016

(VietQ.vn) - Trước khi trở thành người hùng thể thao đạt HCV đầu tiên cho Việt Nam tại Paralympics, Lê Văn Công từng là một thợ sửa chữa điện tử giỏi có tiếng.

Sự kiện: Ngôi sao

Chinh phục thành công mức tạ 183 kg, lực sĩ Lê Văn Công trở thành người tiên đầu tiên trong lịch sử thể thao Việt Nam đoạt HCV Thế vận hội dành cho người khuyết tật. Nhưng không nhiều người biết trong quá khứ, vận động viên này từng là một thợ sửa chữa điện tử giỏi có tiếng.

Người mang vinh quang Huy chương vàng Paralympic đầu tiên về cho Việt Nam 

Tối 8/9 (giờ Việt Nam), lực sĩ Lê Văn Công bước vào thi đấu hạng 49 kg nam. Trước đó, anh đang giữ kỷ lục cũng hạng cân này với mức tạ 182 kg.

Niềm hy vọng lớn lao của đoàn thể thao khuyết tật tại Việt Nam đặt vào trách nhiệm của Lê Văn Công. Và không phụ lòng mong mỏi, vận động viên Hà Tĩnh đã phá kỷ lục của chính mình ở mức tạ 183 kg. Lần đầu tiên thể thao Việt Nam vinh dự đoạt Huy chương vàng tại một kỳ Paralympic.

Lê Văn Công và chiếc Huy chương vàng Paralympic đầu tiên trong lịch sử thể thao Việt Nam. Ảnh: Reuters 

 Quá trình chiến thắng của Công tại Paralympic 2016 vô cùng thuyết phục, và rất nhiều yếu tố hấp dẫn. Qua 3 lượt thi đấu đầy cam go, có những lúc Phạm Văn Công cứ ngỡ mình đã rơi bởi các đối thủ mạnh. Tuy nhiên sự bình tĩnh và tinh thần hết mình của Công đã giúp anh bước lên bục vinh quang.

Trước khi đoạt vinh quang tại Paralympic 2016, Lê Văn Công sở hữu bộ sưu tập huy chương đáng nể. Sau chiếc HCB toàn quốc năm 2005, Công tiếp tục theo con đường học hành, đến 2007 anh đoạt HCV giải châu Á và HCB giải vô địch cử tạ mở rộng thế giới.

Tại Para Games năm 2009, Công bước lên bục cao nhất và lập kỷ lục với thành tích 165 kg. Trong khoảng thời gian đó, Công còn có thêm một số thành tích khác, tiêu biểu là chiếc HCB giải cử tạ vô địch thế giới.

Bước lên đỉnh cao từ số phận

Mẹ không may bị sốt xuất huyết khi đang mang thai, Lê Văn Công sinh ra đã mắc chứng teo chân. Ru rú mãi ở miền quê Hà Tĩnh trong nỗi mặc cảm, Lê Văn Công suốt ngày chỉ ở trong nhà không dám đi đâu.

Ý thức mình là con trai lớn trong nhà với rất nhiều trách nhiệm gia đình, năm 20 tuổi, Công một mình vào Sài Gòn để học kỹ thuật điện tử tại một trường dạy nghề cho người khuyết tật.

Với sự nỗ lực tuyệt vời, Lê Văn Công đã mang vinh quang về cho tổ quốc. Ảnh: Khám Phá  

 Tốt nghiệp, Lê Văn Công tiếp tục học thêm khóa chỉnh sửa hình ảnh trên vi tính ở CLB khuyết tật trẻ, vừa nhận các văn bản về đánh máy kiếm thêm với mức thu nhập 200 đồng cho một trang (2 mặt) giấy đánh được.

“Lúc đầu tôi cũng xin làm qua đủ nghề, nhưng nhiều người họ nhìn mình rồi lắc đầu. Mình biết năng lực của mình có thể làm tốt hơn nhiều người, nhưng họ thấy khuyết tật nên họ chê, cũng không trách họ được. May lúc sau có anh bạn mở xưởng sửa chữa, lắp ráp điện tử rủ mình vào làm, tôi đã gắn bó luôn tới giờ”, anh Công chia sẻ thêm.

Năm 2008, anh Công lập gia đình. Vợ anh – chị Út Tám kể lại: “Lúc đó thấy anh hiền lành, chất phác, thật thà nên thương. Lúc đầu gia đình tôi cấm dữ lắm, nhưng thấy con gái quyết quá nên cho ưng. Giờ thấy anh tốt, nuôi được vợ con, gia đình tôi thương anh còn hơn tôi nữa”.

Con trai anh Công, bé Tuấn Anh từ khi biết nói thì luôn coi bố là thần tượng lớn. Đi đâu Tuấn Anh cũng hãnh diện khoe: “Bố con đạt Huy chương vàng rồi nè!”.

Sau những ngày thi đấu, Công lại trở về miệt mài với những thiết bị điện tử. Ảnh: Khám Phá 

 Anh Công tâm sự: “Chính lời nói của con trai là niềm động lực rất lớn cho tôi. Mỗi lúc gọi về, con tôi cứ kêu tôi phải lấy Huy chương vàng về cho nó, rồi sau đó là về chơi với con. Tôi cảm động lắm”.

Trở về quê nhà sau thành công rực rỡ, Lê Văn Công sẽ lại tiếp tục cuộc sống bình dị bên gia đình với vai trò một người thợ sửa chửa, lắp ráp thiết bị điện tử và là một ông bố gương mẫu, hằng ngày đưa đón con đi học.

(Theo thethaovanhoa.vn)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang