Lean Six Sigma giúp tăng năng suất doanh nghiệp thời hiện đại (Phần 2)

author 06:08 19/07/2014

(VietQ.vn) - Các bước tiếp theo áp dụng Lean Six Sigma giúp tăng năng suất doanh nghiệp thời hiện đại...

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

4. Cải tiến - Improve (I)

Bước Cải Tiến năng suất tập trung phát triển các giải pháp nhằm loại trừ căn nguyên của dao động, kiểm chứng và chuẩn hoá các giải pháp.
Các công cụ thường được áp dụng bao gồm:

Nâng cao năng suất nhờ áp dụng Lean six sigma

Nâng cao năng suất nhờ áp dụng Lean six sigma. Ảnh minh họa

  • Quy hoạch mô phỏng dạng tế bào (Cellular Layout)
  • Chuẩn hoá quy trình (Standard Work)
  • Quản lý trực quan (Visual Management)
  • Chất lượng từ gốc (hay “Làm đúng ngay từ đầu”) – Poka yoke
  • Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping)
  • Phương pháp 5S
  • Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM - Total Productive Maintenance)
  • Thời gian chuyển đổi/Chuẩn bị (Changeover/setup time)
  • Kanban
  • Cân bằng sản xuất
  • Hệ thống vừa đúng lúc JIT (Just In Time)

5. Kiểm soát - Control (C)

Mục tiêu của bước Kiểm Soát là thiết lập các thông số đo lường chuẩn để duy trì kết quả và khắc phục các vấn đề khi cần, bao gồm cả các vấn đề của hệ thống đo lường. Bước này bao gồm:

  • Hoàn thiện hệ thống đo lường;
  • Kiểm chứng năng lực dài hạn của quy trình;
  • Triển khai việc kiểm soát quy trình bằng kế hoạch kiểm soát nhằm đảm bảo các vấn đề không còn tái diễn bằng cách liên tục giám sát những quy trình có liên quan.

Các công cụ có thích hợp nhất trong bước này bao gồm:

  • Kế hoạch kiểm soát (Control Plans): Đây là một hoặc tập hợp các tài liệu ghi rõ các hành động, bao gồm cả lịch thực hiện và trách nhiệm cần thiết để kiểm soát các tác nhân biến thiên đầu vào chính yếu với các chế độ hoạt động tối ưu.
  • Lưu đồ qui trình với các mốc kiểm soát: Bao gồm một sơ đồ đơn lẻ hoặc tập hợp các sơ đồ biểu thị trực quan các qui trình mới.
  • Các biểu đồ kiểm soát qui trình bằng thống kê (SPC): Tập hợp các biểu đồ giúp theo dõi các qui trình bằng cách hiển thị các dữ liệu theo thời gian giữa giới hạn tiêu chuẩn cận trên (USL) và giới hạn tiêu chuẩn cận dưới (LSL) cùng với một đường trung tâm (CL)
  • Các phiếu kiểm tra (Check Sheets) – công cụ này cho phép chúng ta lưu giữ và thu thập một cách có hệ thống các dữ liệu từ các nguồn trong quá khứ, hoặc qua sự kiện phát sinh. Theo đó, các mẫu thức lặp lại và các xu hướng có thể được nhận dạng và trình bày một cách rõ ràng.

 

 

Minh Phương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang