Đưa ô tô vào kinh doanh có điều kiện: 'Không có gì cần bàn cãi'

authorVũ Sơn 17:28 21/11/2016

(VietQ.vn) - Đưa ngành ô tô vào diện kinh doanh có điều kiện hoàn toàn không hạn chế người kinh doanh, nếu đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

Liệu có tái hiện Thông tư 20 khi đưa ô tô vào kinh doanh có điều kiện?

Luật sửa đổi bổ sung Phụ lục 4 Luật Đầu tư về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện vừa được trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất xem xét, bổ sung “ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô” vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trong khi vẫn giữ nguyên ngành “kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô”. Hiện việc này đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội với nhiều ý kiến khác nhau.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu làm như vậy thì chẳng khác nào lồng ghép Thông tư 20 của Bộ Công Thương vừa hết hiệu lực ngày 1/7 vừa qua vào Luật Đầu tư và làm khó cho các doanh nghiệp nhỏ, khi không đáp ứng được các điều kiện của Luật Đầu tư mới. Do đó, vô hình chung tạo ra việc độc quyền trong ngành sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô?

 Đưa kinh doanh ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Liên quan tới tranh cãi này, trước đó, đại diện của một doanh nghiệp nhập khẩu chính hãng đã từng cho rằng, thị trường ô tô nhập khẩu hiện rất cạnh tranh với hàng loạt thương hiệu lớn nên không thể nói là độc quyền. Bản thân doanh nghiệp nếu làm không tốt, chính hãng sẵn sàng hủy bỏ, không cấp giấy ủy quyền và chuyển sang cho nhà phân phối khác.

Trao đổi với PV Chất lượng Việt Nam, ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng tiểu ban chính sách của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) chia sẻ: "Việc đưa ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện không ảnh hưởng gì đến thị trường ô tô cả, nó chỉ là biện pháp để quản lý ngành nghề kinh doanh theo mong muốn của Chính phủ, để đảm bảo an toàn cho người mua xe. Việc đưa ngành ô tô vào diện kinh doanh có điều kiện là đúng và không có gì cần phải bàn cãi".

Cháy lớn trên phố Trần Khát Chân, người dân hoảng loạn nhìn khói đen ngòm(VietQ.vn) - Vụ cháy lớn trên phố Trần Khát Chân, Hà Nội khiến người dân vô cùng hoảng loạn, cột khói bốc nghi ngút lên bầu trời xảy ra khoảng 11h trưa nay.

Theo ông Tuấn, đưa ngành ô tô vào diện kinh doanh có điều kiện hoàn toàn không hạn chế người kinh doanh. Bởi "nếu đáp ứng được các yêu cầu của Chính phủ thì kinh doanh thoải mái, không hạn chế gì. Nó chỉ nói lên về mặt định hướng của Chính phủ là ngành ô tô ảnh hưởng đến an toàn của người tham gia giao thông và môi trường thì phải quản lý và đưa thị trường mua bán ô tô đi theo hướng rõ ràng, minh bạch hơn" - ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cũng cho rằng: Hiện tại, đề xuất này mới chỉ đưa ra Quốc hội xem xét bổ sung “ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô” vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, chứ còn điều kiện như thế nào để được hoạt động trong ngành thì còn phải bàn thảo và đưa ra cho các bên lấy ý kiến. Như vậy, việc tranh cãi về điều này là quá sớm và không cần thiết.

Đã là kinh doanh là phải có các điều kiện nhất định, nhất là kinh doanh một mặt hàng có ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của cuộc sống như ô tô. Cũng giống như việc quản lý các thị trường khác như thực phẩm chẳng hạn, đã là thực phẩm thì phải là thực phẩm sạch. Còn sạch như thế nào thì phải bàn thảo, lấy ý kiến rất nhiều bên khác nhau để thực phẩm bán ra đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng.

 Ông Phạm Anh Tuấn, trưởng tiểu ban chính sách VAMA

 Sẽ không ngăn cản xe giá rẻ tràn vào Việt Nam

Trước câu hỏi liệu đưa “ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô” vào danh mục kinh doanh có điều kiện có phải để ngăn cản làn sóng ô tô giá rẻ từ các nước trong khu vực tràn vào Việt Nam hay không, ông Phạm Anh Tuấn cho rằng: Không thể làm được việc đó vì theo các Hiệp định đã được ký kết, thuế suất nhập khẩu ô tô từ Đông Nam Á về nước ta sẽ giảm dần về 0% vào năm 2018. Và khi đó thì không có gì có thể ngăn cản xe các nước khác tràn vào ngoài chất lượng và giá cả.

Cùng quan điểm trên, ông Tạ Long Hỷ, Chủ tịch hiệp hội taxi TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng việc đưa “ngành sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu xe ô tô” vào danh mục kinh doanh có điều kiện là cần thiết vì xe ô tô hiện nay dần dần trở thành một phương tiện đi lại của mỗi gia đình.

Kèm theo đó là trách nhiệm của người bán hàng phải bảo hành, bảo dưỡng thậm chí thu hồi để sửa chữa những sai hỏng có thể xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.

"Sẽ rất khó khi xe bị lỗi do nhà sản xuất mà người bán đã nghỉ kinh doanh, trong khi các đại lý khác sẽ không bảo hành cho các sản phẩm không phải do mình bán ra. Nhất là trong bối cảnh sắp tới, làn song xe giá rẻ sẽ tràn vào Việt Nam khi không còn thuế nhập khẩu nữa" - ông Hỷ nhấn mạnh.

Vũ Sơn

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang