Chữa ung thư tuyến tiền liệt bằng hormone có thể gây trầm cảm

author 06:24 15/04/2016

(VietQ.vn) - Bệnh nhân sử dụng liệu pháp hormone để chữa ung thư tuyến tiền liệt có thể bị trầm cảm cao hơn những bệnh nhân điều trị bằng các liệu pháp khác.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, đàn ông sử dụng liệu pháp hormone để chữa ung thư tuyến tiền liệt có khả năng cao bị trầm cảm hơn những bệnh nhân điều trị bằng các liệu pháp khác. Các tế bào ung thư tuyến tiền liệt cần testosterone để phát triển và lây lan. Các nhà nghiên cứu đã tập trung vào cách chữa trị thông thường đó là liệu pháp nội tiết tố androgen, được thực hiện bằng cách lấy đi các tế bào khối u của testosterone.

Các phản ứng phụ có thể xảy ra là rối loạn chức năng tình dục, giảm cân và mệt mỏi.  Theo kết quả của nghiên cứu, bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt sử dụng liệu pháp hormone có tới 23% mắc bệnh trầm cảm và 29% mắc bệnh về tâm thần.

Theo Tiến sĩ Paul Nguyen của Trường Đại học Y Harvard tại Boston (Mỹ), liệu pháp hormone còn gây ra rất nhiều phản ứng phụ khác ở người bệnh. “Những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt chữa bệnh bằng liệu pháp hormone nên hỏi bác sĩ của mình để biết chính xác hiệu quả của liệu pháp đối với tình trạng bệnh của bản thân để tránh được các phản ứng phụ có thể xảy ra”, Tiến sĩ Nguyen nói thêm.

Để tìm hiểu mối liên quan giữa liệu pháp hormone và bệnh trầm cảm, Tiến sĩ Nguyen và các đồng nghiệp của mình đã tiến hành kiểm tra trên 78.000 nam giới trong độ tuổi từ 66 trở lên đã từng chữa trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Họ đã theo dõi những người đàn ông này trong vòng 3 năm và loại trừ những người mắc bệnh tâm thần trước khi phát hiện ra khối u.

Liệu pháp hormone gây ra nhiều phản ứng phụ ở người bệnhLiệu pháp hormone gây ra nhiều phản ứng phụ ở người bệnh

Khoảng 45.000 người đàn ông chữa bệnh ung thư tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hormone có xu hướng mắc nhiều bệnh hơn. Từ 6 tháng đến 3 năm khi phát hiện bệnh, 7,1% bệnh nhân sử dụng liệu pháp hormone có những biểu hiện mới của bệnh trầm cảm, so với 5,2% những người khác nằm trong nhóm người được theo dõi. Trong suốt thời gian đó, 2,8% số nam giới sử dụng liệu pháp hormone phải chữa các bệnh tâm thần so với 1,9% những bệnh nhân khác. Thêm vào đó, 3,4% người bệnh phải nhận dịch vụ điều trị tâm thần ngoại trú, cao hơn 2,5% những người khác.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không có dữ liệu về các loại thuốc được sử dụng để trị bệnh trầm cảm. "Liệu pháp hormone gây ra một số phản ứng phụ như mệt mỏi, ham muốn tình dục giảm", theo Tiến sĩ Sumanta Pal ở thành phố của Trung tâm Ung thư hi vọng toàn diện ở Duarte, California (Mỹ). “Mặc dù thiếu đi lí do để chứng minh liệu pháp hormone tác động trực tiếp tới việc não bộ điều khiển tâm trạng, nhưng phải thừa nhận rằng các phản ứng phụ của liệu pháp hormone là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm”, Pal – người không nằm trong nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Bởi vì nguy cơ mắc chứng trầm cảm tăng cao theo thời gian điều trị nên những bệnh nhân được khuyên sử dụng liệu pháp hormone muốn cân nhắn thời gian sử dụng liệu pháp trước khi quyết định xem hiệu quả của liệu pháp đem lại có đáng so với những phản ứng phụ sẽ xảy ra, Pal cũng nói thêm. “Ung thư tuyến tiền liệt mang nguy hiểm cao ngay cả khi phẫu thuật hay kết hợp giữa xạ trị và liệu pháp hormone”, Pal nói. 

>> Thực phẩm bổ sung omega - 3 tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt

Thu Thảo


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang