Lộ diện vũ khí ‘ngày tận thế’ của Mỹ khiến đối thủ 'ngủ không yên giấc'

author 21:00 23/12/2017

(VietQ.vn) - Máy bay ‘ngày tận thế’ E-6B Mercury được coi là một vũ khí đáng sợ nhất trên bầu trời do Mỹ chế tạo.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Trang Daily Star cho biết, bốn chiếc E-6B Mercury bất ngờ xuất hiện bầu trời ở bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ. Nguồn tin từ truyền hình Denver7 cho biết, những chiếc máy bay này cất cánh từ bờ tây bang Oklahoma và đã kết thúc hành trình ở căn cứ không quân Tinker, thuộc thành phố Oklahoma sau khoảng một giờ bay trên bầu trời Denver.

Sự xuất hiện của chiếc máy bay này càng trở nên bí ẩn hơn khi cả Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), Bộ chỉ huy miền Bắc Mỹ (NORTHCOM), Bộ Chỉ huy chiến lược (STRATCOM), Bộ chỉ huy phòng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) đều đồng loạt tuyên bố họ không biết gì về chuyến bay.

Và mọi chuyện chỉ được hé lộ phần nào đến khi Hải quân Mỹ mới xác nhận chiếc máy bay bí ẩn là một trong những chiếc E-6B Mercur đang trở về căn cứ sau chuyến huấn luyện chiến đấu.

Máy bay  E-6B Mercury của Mỹ là một vũ khí đáng sợ nhất trên bầu trời. Ảnh: Đất Việt

 Máy bay  E-6B Mercury của Mỹ là một vũ khí đáng sợ nhất trên bầu trời. Ảnh: Đất Việt

Theo những thông tin được hé lộ, máy bay E-6B Mercury hiện đang được trang bị cho Phi đội trinh sát VQ-3 và VQ-4 để thực hiện nhiệm vụ liên lạc TACAMO (Take Charge And Move Out) nhằm chỉ huy và giữ liên kết với lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ.

Chiếc máy bay này có vai trò giữ liên kết giữa Bộ tư lệnh Quốc gia và Lực lượng chiến lược. Khi thực hiện nhiệm vụ TACAMO, E-6B Mercury bay độc lập và triển khai nhiệm vụ trong khoảng 15 ngày.

Phi hành đoàn sẽ chia làm 2 nhóm và tự phân bổ thời gian để hỗ trợ nhau. Nhiệm vụ đòi hỏi sự cảnh giác cao 24/24 giờ nhằm giữ vững kết nối thông tin ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Chương trình E-6B được thành lập để nâng cấp khả năng hoạt động TACAMO và có thể thực hiện nhiệm vụ chỉ huy trên không (ABNCP), máy bay sẽ trở thành một thành phần con của Lực lượng chỉ huy chiến lược (STRATCOM).

Vũ khí 'độc cô cầu bại' của Nga thêm 'nanh vuốt' mới khiến đối thủ như ngồi trên lửa(VietQ.vn) - Máy bay ném bom tầm xa PAK-DA là vũ khí của Nga có tốc độ cận âm được áp dụng công nghệ tàng hình. Vũ khí này càng thêm sức mạnh nhờ trang bị một động cơ phản lực mới.

Nói về máy bay này, trước đó, tờ báo nổi tiếng The National Interest của Mỹ đã liệt kê loại vũ khí nguy hiểm nhất của Mỹ, và thật bất ngờ chúng không phải là máy bay thế hệ thứ 5 F-22, cũng không phải là một loại tàu sân bay mới nào. Chuyên gia quân sự Sebastien Roblin cho biết rằng, máy bay E-6 Mercury, máy bay không mang vũ khí là loại vũ khí nguy hiểm nhất của Mỹ hiện nay.

So với các loại tiêm kích mang đầy vũ khí, máy bay E-6 Mercury trông có vẻ vô hại, bởi nó không được trang bị bất kỳ vũ khí nào. Tuy nhiên, đây lại là một trong những phi cơ quan trọng nhất của quân đội Mỹ, đóng vai trò là sở chỉ huy di động, có nhiệm vụ ra lệnh khai hỏa kho tên lửa hạt nhân của nước này, theo National Interest.

Chuyên gia quân sự Sebastien Roblin cho rằng, nhiệm vụ cơ bản của máy bay E-6 là duy trì liên lạc thông suốt giữa người ra quyết định phản công và các hệ thống triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược Mỹ (TACAMO), nhất là khi các trung tâm chỉ huy mặt đất bị hủy diệt trong đòn hạt nhân phủ đầu của đối phương.

Trước khi Mỹ phát triển máy bay E-6, nhiệm vụ TACAMO do trạm tiếp sóng mặt đất và biến thể EC-130G/Q Hercules phụ trách. Tuy nhiên, điểm yếu của hệ thống TACAMO này là chúng được đặt ở những vị trí cố định trên mặt đất, rất dễ bị phá hủy trong các đòn tấn công hạt nhân phủ đầu, khiến Mỹ mất khả năng thực hiện đòn trả đũa.

Loạt 6 chiếc E-6A Mercury đầu tiên được biên chế trong giai đoạn 1989-1992. Đây là những biến thể quân sự cuối cùng của dòng máy bay chở khách Boeing 707. Được trang bị 31 ăng ten liên lạc, nhiệm vụ ban đầu của E-6A là liên lạc với các tàu ngầm của hải quân Mỹ. Sau khi lắp động cơ CFM-56 và thùng nhiên liệu lớn hơn, E-6A có thể ở trên không tới 15 giờ liên tục hoặc 72 giờ khi được tiếp liệu.

Để sử dụng kênh liên lạc tần số cực thấp (VLF), máy bay E-6 phải bay liên tục theo quỹ đạo tròn ở độ cao lớn, kéo theo dây ăng ten dài 2-8 km. Mệnh lệnh phát động đòn trả đũa hạt nhân từ tổng thống Mỹ sẽ được truyền bằng tín hiệu VLF qua chiếc máy bay này đến các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio ẩn mình cách đó hàng nghìn km.

Băng thông của bộ truyền VLF rất hạn chế, chúng chỉ có thể gửi dữ liệu thô chứa 35 ký tự/giây, chậm hơn rất nhiều so với modem Internet 14K trong thập niên 1990. Dù vậy, tốc độ truyền này vẫn đủ để gửi Thông điệp hành động khẩn cấp (EAM), ra lệnh cho tàu ngầm tiến hành phương án tấn công hạt nhân theo kế hoạch. Các hệ thống điện tử trên E-6 cũng được gia cố để chịu xung điện từ phát ra từ vụ nổ hạt nhân.

Từ năm 1997 đến 2006, Lầu Năm Góc nâng cấp toàn bộ phi đội E-6A thành phiên bản E-6B, cho phép nó đóng vai trò kép, vừa là trạm duy trì liên lạc, vừa là trung tâm chỉ huy phản công độc lập. Chúng là lực lượng dự phòng cho sở chỉ huy trên không cỡ lớn E-4 Nightwatch.

Phiên bản E-6B sở hữu bộ liên lạc radio siêu cao tần, có khả năng khai hỏa tên lửa đạn đạo trong các hầm chứa từ xa. Nhiệm vụ này trước đó do máy bay EC-135 Looking Glass của không quân Mỹ đảm nhận. Phi hành đoàn E-6B tăng từ 14 lên 22 người trong các nhiệm vụ chỉ huy trên không, với sự có mặt của một đô đốc hoặc sĩ quan cấp tướng.

Nhấn mạnh về loại máy bay này, chuyên gia Roblin cho hay, E-6 là thành tố then chốt trong lực lượng răn đe hạt nhân Mỹ, bảo đảm khả năng đáp trả hạt nhân trong trường hợp Mỹ bị tấn công phủ đầu, khiến các đối thủ tiềm tàng không thể hành động liều lĩnh. 

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang