Loại bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất nguy hiểm ra khỏi danh mục được phép sử dụng

author 06:28 07/09/2018

(VietQ.vn) - Nhận thấy thuốc bảo vệ thực vật chứa 3 hoạt chất là Glyphosate, Chlorpyrifos, Fipronil gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, Cục Bảo vệ Thực vật đã đề xuất loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam năm 2018.

Các hoạt chất nguy hiểm có trong thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi danh mục

Thực hiện chỉ đạo của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), vào ngày 27/7/2018 tại buổi làm việc giữa Cục Bảo vệ thực vật với Hiệp hội VIPA và Croplefe Việt Nam trong đó có nội dung công khai lấy ý kiến rộng rãi các Báo cáo kỹ thuật đề xuất loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật có chứa 3 hoạt chất là Glyphosate, Chlorpyrifos, Fipronil ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam năm 2018 theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ thuốc bảo vệ thực vật. Nguyên nhân là do thuốc bảo vệ thực vật có chứa 3 hoạt chất này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường.

Văn bản của Cục Bảo vệ thực vật lấy ý kiến đóng góp để loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất nguy hiểm ra khỏi danh mục được phép sử dụng

Văn bản của Cục Bảo vệ thực vật lấy ý kiến đóng góp để loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất nguy hiểm ra khỏi danh mục được phép sử dụng 

Trước đó vào ngày 28/8/2018 Bộ NN&PTNT cũng quyết định loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Acephate, Siazinon, Malathion, Zinc phosphide ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Theo đó các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất trên không được phép nhập khẩu và chỉ được buôn bán, sử dụng tối đa 1 năm kể từ ngày quyết định này có hiệu lực. Ngoài ra cần phải ngừng toàn bộ các thủ tục đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất trên.

Tương tự, vào ngày 3/1/2017 Bộ NN&PTNT đã ký quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật có chứa 3 hoạt chất gồm Carbendazim, Benomyl và Thiophanate-methyl ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Hoạt chất Carbendazim có 109 tên thương phẩm, hoạt chất thuốc Benomyl có 16 tên thương phẩm và hoạt chất Thiophanate-methyl có 90 tên thương phẩm.

Carbendazim, Benomyl và Thiophanate-methyl hiện đã bị nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng vì hoạt chất có tính độc cao gây tác động đến sức khỏe con người, hệ sinh thái môi trường. Tuy nhiên, đây là hoạt chất sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam.

Cảnh báo hạt điều có thể phản tác dụng nếu ăn sai cách(VietQ.vn) - Hạt điều cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều hoặc ăn hạt điều kém chất lượng, nấm mốc sẽ vô cùng nguy hiểm.

Hệ lụy từ thuốc bảo vệ thực vật 

Trong hệ thống các biện pháp tổng hợp bảo vệ thực vật, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật từ những năm 50 cho tới nay vẫn chiếm một vai trò hết sức quan trọng, có khi quyết định. Tuy nhiên ngày càng xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đem đến nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp. 

Bên cạnh đó, thuốc bảo vệ thực vật còn diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích, từ đó tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, bùng phát mạnh hơn. Dùng thuốc không đúng kỹ thuật, sẽ nhanh chóng tạo nên tính kháng thuốc của sâu bệnh. Thuốc bảo vệ thực vật nhiều khi còn để lại dư lượng độc hại trên nông sản làm ngộ độc người sử dụng giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản trên.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật càng nhiều, càng rộng, càng không đúng kỹ thuật thì những nhược điểm, hạn chế, tiêu cực của thuốc càng lớn, càng nguy hại cho con người.

Vì vậy tăng cường việc quản lý sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là một yêu cầu đặc biệt cấp bách hiện nay ở thế giới và ở nước ta trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay để có thể nhanh chóng hạn chế, dập dịch, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây nên, nâng cao lợi nhuận cho nhà nông.

Theo Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật 2013, các loại thuốc sẽ bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật  được phép sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường. Theo Luật, thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối gây hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu sẽ không được đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

An Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang