Loài nào sẽ là cư dân cuối cùng trên Trái đất?

author 14:25 21/12/2012

Nhiều người tin ngày hôm nay 21/12 là ngày "tận thế" nhưng theo Pierre Barthélémy, nguyên chủ bút tạp chí "Science & Vie" thì mọi người hoàn toàn nhầm lẫn, bởi cuộc sống của chúng ta trên hành tinh này sẽ còn tiếp tục lâu dài.

 

Nhiều người đã đặt câu hỏi về ngày biến mất thật sự của hành tinh chúng ta, khi Trái đất bị nhấn chìm vào mặt trời khổng lồ và cuộc sống kết thúc ở đó.

Theo các nhà khoa học, độ sáng của hành tinh đang tăng lên bởi sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, nó sẽ kích hoạt một loạt cơ chế tiêu diệt sinh vật sống, chẳng hạn như sự bốc hơi của các đại dương. Và câu hỏi được đặt ra: sinh vật nào sẽ là những cư dân cuối cùng trên Trái đất, và họ sẽ chống chọi được bao lâu?

Trong một bài báo đăng trên tạp chí International Journal of Astrobiology, một nhóm nhà khoa học người Anh đã soạn thảo một kịch bản dài hạn cho sự biến mất của Trái đất.

Họ bắt đầu từ Mặt trời – nhân tố chính cho phép cuộc sống phát triển mạnh mẽ trên Trái đất bằng cách cung cấp năng lượng, là người chịu trách nhiệm cho sự biến mất của chính mình. Nhưng khi mặt trời cung cấp cho Trái đất quá nhiều năng lượng sẽ làm cho "trái tim" của Trái đất trở nên quá nóng. Cần lưu ý ngay từ đầu rằng nó không có liên kết với sự nóng lên toàn cầu bởi sự gia tăng độ sáng của Mặt trời rất chậm.

Người ta ước tính ban đầu phải mất 4,5 tỷ năm, độ sáng của Mặt trời mới bằng 70% giá trị hiện tại của nó. Vậy nó tăng 8% độ sáng trong vòng 1 tỷ năm. Chúng ta phải chờ đợi hàng chục triệu năm hay hơn để hiện tượng được mô tả ở trên bắt đầu có hiệu ứng đáng kể đối với nhiệt độ trái đất.

Sự nóng lên này sẽ kéo theo một số hậu quả, bao gồm sự bốc hơi nước gia tăng trên bề mặt của hành tinh và sự gia tăng khí thải nhà kính (hơi nước là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính). Trong vòng vài tỉ năm, các đại dương sẽ bay hơi nhanh chóng. Hiện tượng này kéo theo hệ quả đến kiến tạo địa tầng (vì nước của các đại dương là một chất bôi trơn khi các địa tầng di chuyển). Những chuyển động này đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ của carbon trên Trái đất: những phiến đá chìm xuống nước sẽ giải phóng carbon nhờ vào núi lửa.

 

Chúng ta không nên quên rằng quang hợp của cây cối là cơ chế quan trọng giúp năng lượng Mặt trời được chuyển đến tất cả sinh vật sống. Do đó, sự biến mất dần dần của các cây cối cũng kéo theo sự mất dần cuộc sống trên Trái đất.

Cây cối càng ngày càng ít đi, điều này rõ ràng có nghĩa là việc phá hủy chuỗi thức ăn của loài người tăng lên, bởi cây cối là nguồn gốc của những hệ sinh thái - động vật sẽ bị ngạt thở vì thiếu oxy (vi tảo, thực vật, phù du, và vi khuẩn có hại liên tiếp phát triển trong 100 triệu năm).

Sự quá mức năng lượng mặt trời sẽ dẫn đến toàn bộ thành phần của khí quyển bị lộn ngược. Ai sẽ là nạn nhân đầu tiên của sự thiếu thức ăn và oxy?

Các loài động vật máu nóng và động vật có vú là nạn nhân đầu tiên. Mặc dù các loài động vật có xương sống có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, nhưng sức đề kháng chỉ có hạn.

Như vậy, động vật lưỡng cư và các loài cá sẽ đấu tranh để tồn tại trong tình trạng thiếu nước ngày càng tăng. Trong nhiều loài bò sát, hiện tượng khác thường sẽ xảy ra vì nhiệt độ trong quá trình ấp nở quyết định giới tính của phôi. Động vật không xương sống có lẽ sẽ gặp khó khăn nhất - ví dụ như loài bọ cánh cứng chỉ sống được ở nhiệt độ dưới 50°C.

Tuy nhiên, có khả năng là những nhà vô địch sống còn trên Trái đất không có đại dương sẽ không là những cá thể đa bào.

Vi khuẩn có tất cả những phẩm chất để sống lâu hơn, chúng có một khả năng tuyệt vời để thích ứng và tồn tại trong một môi trường vật lý và hóa học có hại đối với các sinh vật và động vật có vú. Khi hành tinh không còn là nơi sinh sống của chúng ta thì các vi sinh vật vẫn tiếp tục sống sâu trong lòng đất.

 

Những nhà vô địch này có khả năng chịu được nhiệt độ cao, axit, kiềm hoặc nạp muối. Chúng cũng có thể tự bảo vệ mình khỏi các tia cực tím của mặt trời bởi vì tầng ozone sẽ không còn để làm điều đó. Trong trường hợp "tốt nhất", trục quay của Trái đất nghiêng hơn nữa và trái đất sẽ hoàn toàn nằm trên mặt phẳng, hành tinh của chúng ta sẽ di chuyển trên mặt phẳng này.

Có thể ở vùng cực, nước vẫn còn bị mắc kẹt trong hang động nhưng nhiệt độ nước bình thường như nước trên bề mặt của Trái đất hiện nay. Hang động là nơi trú ẩn cuối cùng của cuộc sống nhưng ngay cả trong khả năng lạc quan này, đến một thời gian nào đó, do hiệu ứng nhà kính tăng tốc, nhiệt độ trung bình Trái đất sẽ đạt và vượt quá 150°C. Theo các nhà nghiên cứu Anh, có khả năng ngay cả những hình thức của cuộc sống sẽ biến mất dưới điều kiện này và điều này sẽ xảy ra trong 2,8 tỷ năm nữa.

Ở thời điểm này, loại nghiên cứu này rất hữu dụng, đặc biệt đối với những nhà khoa học, họ đang gắng sức khám phá các hệ Mặt trời khác để tìm kiếm nơi có sự sống. Họ cố gắng tìm xung quanh một ngôi sao tương tự như Mặt trời, một hành tinh kích thước giống Trái đất quay xung quanh vùng sinh sống của các ngôi sao, trên một quỹ đạo gần tương đối để nước trên bề mặt của hành tinh này là chất lỏng, nhưng đủ xa để không bị nhà kính tàn phá và bị biến thành một hành tinh giống sao Kim.

Nhưng ngay cả khi đạt được mục tiêu đó, thì việc xác định tuổi của các ngôi sao là câu hỏi lớn, vì nếu hệ Mặt trời trẻ quá thì không thể có thời gian để phát triển cuộc sống (đã mất hàng trăm triệu năm để các sinh vật đơn bào và hai tỉ năm rưỡi cho sinh vật đa bào phát triển trên hành tinh của chúng ta), trong khi một hệ Mặt trời quá già có nghĩa là sự tuyệt chủng trên diện rộng của chúng sinh sẽ đến rất nhanh.

Theo Doanh nhân Sài Gòn, lemonde.fr

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang