Lợi ích từ việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt

author 16:12 07/01/2020

(VietQ.vn) - Hiện có khoảng trên 3,1 triệu người đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Theo Nghị quyết số 02/NQ-CP hướng tới mục tiêu 50% người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ở đô thị không dùng tiền mặt năm 2020.

Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động góp phần cải thiện thứ bậc trên các bảng xếp hạng: Môi trường kinh doanh theo xếp hạng EoDB của Ngân hàng thế giới (WB) lên 10 bậc; năng lực cạnh tranh theo xếp hạng GCI 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lên 5 bậc; đổi mới sáng tạo theo xếp hạng GII của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) lên 3 - 4 bậc; Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc (UN) lên 10 - 15 bậc, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đầy đủ, nhất quán và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những mục tiêu quan trọng của Chính phủ trong thời gian tới. 

Các bộ được phân công làm đầu mối theo dõi các bộ chỉ số và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần; Tiếp tục cải thiện điểm số và thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh; Cải cách thực chất các các quy định về điều kiện kinh doanh, như: Đơn giản hóa thủ tục kinh doanh, thực hiện nghiêm việc công bố, công khai theo quy định về kiểm soát thủ tục hành chính; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các luật có liên quan để bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh được quy định tại các luật chuyên ngành theo phương án đã được phê duyệt.

Tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN. Trong đó, hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành (Danh mục mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành tính tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP ngày 15/ 5/2018).

Trong Quý I/2020 công bố công khai, đầy đủ trên Trang thông tin điện tử của bộ quản lý chuyên ngành về danh mục với mã hồ sơ tương ứng kèm theo Bảng so sánh danh mục mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành trước và sau khi cắt giảm. Trong Quý II/2020, hoàn thành sắp xếp bộ máy tổ chức ở các bộ liên quan theo hướng đối với mỗi mặt hàng chỉ có một đầu mối duy nhất thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4; cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau; tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Chi trả lương hưu qua bưu điện. (Ảnh minh họa: VNPost).  

Xây dựng và ban hành các hướng dẫn, tiêu chuẩn, lộ trình chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, các chế độ an sinh xã hội để kết nối chia sẻ thông tin với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán nhằm phục vụ chi trả các chế độ an sinh xã hội, lương hưu, trợ cấp BHXH qua ngân hàng; vận động, khuyến khích người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua các phương tiện thanh toán với mục tiêu đạt 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, mai táng phí, tử tuất… sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người hưởng nhận các khoản trợ cấp qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, bảo đảm trên địa bàn đô thị đạt ít nhất 30% đến hết năm 2020. Đồng thời, thu viện phí bằng phương thức không dùng tiền mặt; phấn đấu đạt mục tiêu 50% bệnh viện tại các thành phố lớn chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, hoàn thiện hành lang pháp lý phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Để đạt được mục tiêu trên, ngành BHXH cần tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử và sử dụng chữ ký số trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan BHXH với ngành Ngân hàng, Bưu điện. Đồng thời xây dựng kế hoạch chi tiết từng năm để đạt được chỉ tiêu thanh toán qua tài khoản cá nhân và phối hợp với các ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán công hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi, có cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp nhận tiền qua tài khoản cá nhân.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chủ trương đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt đối với các dịch vụ công nói chung và chi trả các chương trình an sinh xã hội nói riêng là chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế hiện đại. Bên cạnh sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng, người dân cần nhận thức đúng về hiệu quả, lợi ích của việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, lựa chọn sản phẩm thanh toán qua các ngân hàng phù hợp với nhu cầu vừa thuận lợi cho cá nhân thụ hưởng và giúp cho cơ quan BHXH nâng cao chất lượng, hiệu quả trong chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp.

Số liệu của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, năm 2019 cả nước có khoảng 11,41 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 12% dân số; 7.294.100 người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn (chiếm 64%). Hơn 1,7 triệu người cao tuổi được nhận trợ cấp hàng tháng; hơn 1,4 triệu người cao tuổi nhận trợ cấp người có công với cách mạng, trên 3,1 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Ngân sách Nhà nước đã dành hơn 17.517 tỷ đồng trợ giúp xã hội cho người cao tuổi (bao gồm trợ cấp hàng tháng và mua thẻ bảo hiểm y tế), khoảng 10.000 người cao tuổi đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Đồng thời, có khoảng 1,4 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp người có công; hơn 3,1 triệu người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

 

Em muốn được sống...(VietQ.vn) - “Em muốn được sống, muốn được có người yêu nữa…” – Em là Phương Mai – bệnh nhân trẻ nhất Khoa Thận lọc máu, Bệnh viện Việt Đức - năm nay 15 tuổi và đã chạy thận được hơn 4 năm. Em phải nghỉ học và ở luôn nhà nghỉ bệnh viện để tiện cho việc lọc máu và truyền hóa chất.

Lê Thanh Tùng

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang