Lợi nhuận làm mờ mắt, sẵn sàng làm nhái giấy vệ sinh

author 07:47 04/06/2016

(VietQ.vn) - Bước đầu chủ cơ sở khai nhận đã mua giấy nguyên liệu về cắt nhỏ, đóng vào bao bì ghi tên nhãn hiệu giấy vệ sinh nổi tiếng để bán kiếm lời.

Theo thông tin của báo Công an nhân dân, sáng ngày 3/6, Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Chi Cục quản lý thị trường tiến hành kiểm tra, phát hiện một cơ sở chuyên sản xuất giấy vệ sinh không giấy phép hoạt động, giả nhiều thương hiệu giấy vệ sinh các loại với quy mô lớn tại phường Lộc Tiến, TP Bảo Lộc.

Chủ cơ sở giấy vệ sinh trên là ông Lâm Văn Thuyền (43 tuổi), cùng vợ là bà Hà Thị Phương (43 tuổi), ngụ tại số nhà 52/57, đường Nguyễn Tri Phương, phường Lộc Tiến (Bảo Lộc).  Vào thời điểm cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, vợ chồng ông Thuyền, bà Phương không xuất trình được giấy phép đăng ký kinh doanh, sản xuất giấy vệ sinh cung như các giấy tờ khác có liên quan đến hoạt động của cơ sở này.

Cũng liên quan đến vụ việc, báo Lao động cho biết, tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện gần 4 tấn giấy vệ sinh giả các loại và tạm giữ 4 máy gia công để cắt giấy, 1 xe ô tô và 13 cuộn nguyên liệu giấy để gia công giấy vệ sinh, mỗi cuộn nặng khoảng 124kg. Khoảng 510 cuộc giấy thành phẩm trị giá khoảng 70 triệu đồng.

Bước đầu bà Phương, chủ cơ sở gia công giấy vệ sinh trên khai nhận, được người quen giới thiệu, bà Phương đã mua cục phôi giấy từ Bắc Ninh đưa về xưởng sản xuất tại phường Lộc Tiến. Tại đây, bà Phương cho cục phôi vào máy gia công cắt giấy vệ sinh rồi đóng bịch bao bì giả thương hiệu nổi tiếng bán ra thị trường các huyện như Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Bảo Lộc, Di Linh.

Giấy vệ sinh giả các thương hiệu chuẩn bị được tuồn ra thị trường

Giấy vệ sinh giả các thương hiệu chuẩn bị được tuồn ra thị trường. Ảnh: Công an nhân dân 

Ngoài ra, bà Phương còn khai, cơ sở gia công giấy vệ sinh giả của bà Phương đã đi vào hoạt động được 1 tháng. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng yêu cầu chứng minh nguồn gốc thì bà Phương không xuất trình được giấy phép kinh doanh và các giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

Được biết với những cuộn giấy vệ sinh giả, những người buôn bán dạo cũng dễ dàng kiếm lời từ 300.000 – 500.000 đồng/ngày, tương đương mức lợi nhuận gần 400%. Nguyên nhân của mức lãi “khủng” này là do những người bán dạo đã mua giấy vệ sinh làm nhái với giá rất rẻ tại nơi sản xuất hàng giả và bán ra bằng giá của nhà sản xuất chính hãng.

Khi so sánh, người tiêu dùng khó phát hiện hàng thật, hàng giả, bởi hàng giả giống hàng thật đến 90%. Chỉ các chuyên gia khi căn cứ vào màu sắc, hoa văn không rõ nét, bao bì đóng gói thủ công mới có thể phân biệt được hàng chính hãng và hàng nhái.

Theo cơ quan chức năng, sản phẩm giấy vệ sinh là sản phẩm dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng nên nếu là hàng giả, hàng kém chất lượng thì có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Không những thế, việc làm giả các nhãn hiệu có uy tín trên thị trường của các đối tượng không nằm ngoài mục đích móc túi người tiêu dùng khi mà chi phí sản xuất thấp, giá bán lại bằng giá hàng thật, thậm chí hơn.

Hãi hùng cảnh tượng giòi bò lúc nhúc trong nước mắm bẩn(VietQ.vn) - Người chế biến trực tiếp nước mắm bẩn không có trang bị bảo hộ lao động chuyên dụng, ở trần, chân trần đạp dưa làm mắm.

Thu Thảo (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang