Lối thoát nào cho doanh nghiệp Việt?

author 15:02 24/06/2014

(VietQ.vn) - Doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động chưa có chiều hướng giảm đang là khiến các nhà chức trách đau đầu tìm giải pháp

Tỉ lệ doanh nghiệp Việt Nam đóng cửa ở một số địa phương tăng cao

Theo báo Dân Trí đưa tin, chỉ tính riêng tháng 5, có tới 6.086 doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động, tăng 33,3% so với tháng trước và 5 tháng là 27.867 doanh nghiệp.

Phân loại cho thấy, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động có đăng ký là 831 doanh nghiệp, số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký hoặc chờ đóng mã số doanh nghiệp là 5.255 doanh nghiệp.

tỷ lệ doanh nghiệp Việt đóng cửa tăng cao

Tỷ lệ doanh nghiệp Việt đóng cửa tăng cao khiến các nhà chức trách đau đầu trong việc tìm giải pháp

Tính lũy kế 5 tháng đầu năm, cả nước có tổng cộng 31.228 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 173.624 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2013 thì số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 0,7% và số vốn đăng ký tăng 11%.Về số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải ngừng hoạt động hoặc giải thể trong 5 tháng, con số là 27.867 doanh nghiệp, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.

Theo lý giải của Cục quản lý đăng ký kinh doanh, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động 5 tháng đầu năm nay tăng 20,5% so với cùng kỳ, do năm 2014 bổ sung một lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp để chuyển sang tình trạng giải thể. Số doanh nghiệp này trước đây không đưa vào số lượng doanh nghiệp tạm ngừng, lý do các doanh nghiệp này thực chất đang trong quá trình giải thể. 

Tìm lối thoát cho doanh nghiệp Việt

Theo đánh giá của Cục quản lý đăng ký kinh doanh, tình hình doanh nghiệp cả nước vẫn còn nhiều khó khăn. Các giải pháp của Chính phủ, Bộ, ban, ngành được ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đã phát huy tác dụng và hỗ trợ khu vực doanh nghiệp phát triển khi số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đã gia tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, về toàn bộ bức tranh doanh nghiệp trong nền kinh tế thì hiện nay số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động chưa có chiều hướng suy giảm.

Để vượt qua những khó khăn và sớm khôi phục các hoạt động thương mại và vận tải, chúng ta cần thêm những phát biểu khách quan của các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam trên các cơ quan truyền thông quốc tế, mà những phát biểu như từ các doanh nhân Singapore vừa qua là rất đáng quý. Tại hội thảo Cận cảnh kinh tế Việt Nam ngày 22-5 do kênh truyền hình Channel News Asia (CNA) tổ chức, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore (SBG), ông Norman Lim, đã đưa ra một thông điệp quan trọng rằng các doanh nghiệp Singapore vẫn lạc quan và sẽ không rời bỏ Việt Nam vì các cuộc đập phá, thông điệp này sau đó được phát đi nhiều lần trên CNA.

Tương tự, Samsung và Canon là hai trong nhiều doanh nghiệp đã sớm ra thông báo rằng họ vẫn duy trì các hoạt động sản xuất bình thường tại Việt Nam, sau khi các vụ đập phá được kiểm soát và Chính phủ đã có những tuyên bố bảo vệ nhà đầu tư. Các sản phẩm điện thoại của Samsung sử dụng màn hình tinh thể lỏng (LCD) từ một nhà máy ở miền Nam Trung Quốc. Các thành phần đầu vào này được vận chuyển bằng đường bộ qua cửa khẩu biên giới đến các nhà máy lắp ráp của Samsung ở miền Bắc, cho đến nay vẫn được duy trì ổn định, theo như Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho biết.

Nguyễn Huyền (th)


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang