Luật sư 'mổ xẻ' việc Lazada bán điện thoại đểu cho khách hàng

author 19:33 02/06/2016

(VietQ.vn) - Việc Lazada bán điện thoại nhái, hàng kém chất lượng cho khách hàng, thì người tiêu dùng có thể khởi kiện Lazada ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình.

Liên quan đến sự việc khách hàng Nguyễn Văn Dũng (trú tại phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phản ánh về việc mình bị Lazada.vn lừa bán cho chiếc điện thoại Sony Xperia M4 Aqua Dual E2333 16GB là hàng fake (hàng nhái) thay vì cam kết trong thỏa thuận mua hàng mới, hàng chính hãng, khiến dư luận mất lòng tin về đơn vị này.

Nhiều ý kiến cho rằng, với việc bán hàng không đúng như cam kết đó, thì Lazada thực sự có phải là đơn vị kinh doanh đáng tin cậy, uy tín như những gì họ công bố? Thậm chí, có ý kiến thẳng thắn phản đối cách làm ăn tắc trách, thiếu trách nhiệm, coi thường người tiêu dùng của Lazada đang áp dụng. Vậy Lazada đang ở đâu trong việc giao dịch này?

Khách hàng đặt mua điện thoại Sony Xperia M4 Aqua Dual E2333 16GB màu đen, nhưng khi check imei trên imei.info lại ra màu trắng, máy Sony M4 E2333 lại thành E2312 (!?)Khách hàng đặt mua điện thoại Sony Xperia M4 Aqua Dual E2333 16GB màu đen, nhưng khi check imei trên imei.info lại ra màu trắng, máy Sony M4 E2333 lại thành E2312 (!?)

Trao đổi với Chất lượng Việt Nam về sự việc này, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, theo khoản 6, Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 quy định: “Người tiêu dùng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết”.

Như vậy, đối với từng trường hợp cụ thể, khi người tiêu dùng (người mua hàng) mua phải hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, hàng kém chất lượng, hàng nhái… thì người sản xuất, người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người bán hàng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Cụ thể ở đây, Lazada phải có trách nhiệm đối với khách hàng và có thể thông qua phương thức thương lượng.

Nếu như bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ bị lỗi và người tiêu dùng không đạt được việc thương lượng, thì theo quy định của pháp luật, người tiêu dùng có quyền khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình. Người tiêu dùng là bên khởi kiện theo vụ án dân sự tại tòa án để giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của mình.

Về câu hỏi Lazada bán sản phẩm nhái cho khách hàng nhưng lại đổ lỗi cho đối tác cung cấp sản phẩm thì cần xử lý như thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, trong điều khoản mua bán hàng hóa, Lazada có quy định về chính sách về hàng giả, hàng nhái, hàng không đúng chất lượng: “Các thương nhân thành viên của Lazada đều được yêu cầu thực hiện một cách nghiêm túc đối với việc đảm bảo chất lượng và nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, cũng như tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm.

Đối với các trường hợp phát hiện sản phẩm sản xuất trái phép, sao chép, hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ... Lazada.vn sẽ ngay lập tức đình chỉ hoặc chấm dứt quyền bán hàng và thực hiện các biện pháp chế tài đối với đơn vị thương nhân thành viên vi phạm”.

Như vậy trường hợp này, Lazada và nhà cung cấp Khánh Linh Mobile có thỏa thuận về trách nhiệm đối với tính pháp lý của hàng hóa. Trong phạm vi trách nhiệm của mỗi bên, thông thường nhà cung cấp Khánh Linh Mobile sẽ chịu trách nhiệm đối với người tiêu dùng. Lazada chỉ đóng vai trò đại diện cho nhà cung cấp Khánh Linh Mobile để thực hiện việc đổi hàng, hoàn trả hoặc bồi thường cho khách hàng.

Cũng có trường hợp nếu Lazada không cố tình bán hàng vi phạm hoặc không thể lường trước được sai phạm của hàng hóa thì trách nhiệm chính thuộc về nhà cung cấp Khánh Linh Mobile.

eri trên vở hộp điện thoại không trùng khớp với seri thực tế trên máy

Seri trên vở hộp điện thoại không trùng khớp với seri thực tế trên máy

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 76, Nghị định 52/2012 /NĐ-CP Thương mại điện tử về Giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử như sau:

Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình.

Như vậy Lazada phải có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý khiếu nại, đồng thời thực hiện việc gửi trả hàng hoặc bồi thường cho khách hàng khi mua phải hàng nhái, hàng không đúng chất lượng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 36, Nghị định 52/2012 /NĐ-CP Thương mại điện tử về nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử tại như sau:

“Công bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Khi khách hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phát sinh mâu thuẫn với người bán hoặc bị tổn hại lợi ích hợp pháp, phải cung cấp cho khách hàng thông tin về người bán, tích cực hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Lazada có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ cho khách hàng, đồng thời phải cung cấp cho khách hàng những thông tin về người bán hàng, có những biện pháp, tác động hỗ trợ khách hàng đổi trả, bồi thường.

1,5 tấn lòng lợn thối kinh khủng chuẩn bị bán ra thị trường(VietQ.vn) - Đoàn liên ngành vừa phát hiện gần 1,5 tấn lòng lợn đang trong quá trình phân hủy nặng, bốc mùi hôi thối chuẩn bị xuất ra thị trường.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang