Luật sư nói gì về khung hình phạt mà ông Đinh La Thăng phải chịu?

authorHuyền Bùi 15:19 27/12/2017

(VietQ.vn) - Với các tội danh mà Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị truy tố, khung hình phạt cao nhất mà các bị can phải chịu là gì?

Theo ANTĐ, sáng 27-12, TAND - TP Hà Nội đã ra Quyết định số 464/2017/HSST-QĐ về việc xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) vào ngày 8-1-2018 tới đây.

Theo đó, phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng 14 ngày liên tiếp với thành phần HĐXX gồm 5 người và do thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân làm chủ tọa phiên xử. Sẽ có ba kiểm sát viên là những người thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử tại phiên tòa. Ngoài ra, VKSND TP Hà Nội còn bố trí 2 kiểm sát viên dự khuyết.

luat-su-noi-gi-ve-khung-hinh-phat-cao-nhat-gianh-cho-dinh-la-thang-va-trinh-xuan-thanh

Xét xử ông Đinh La Thăng (bên phải) và đồng phạm sẽ diễn ra vào ngày 8/1/2018. Ảnh: Internet

Về khung hình phạt mà các bị can phải chịu, Người Lao động dẫn lời luật sư Nguyễn Thành Công, Giám đốc Công ty Đông Phương Luật cho biết:

Hình phạt cao nhất đối với tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 165 BLHS hiện hành (năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009) là phạt tù đến 20 năm và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, chiếu theo quy định của BLHS hiện hành, với tội danh bị truy tố, bị can Đinh La Thăng có thể bị các chế tài nêu trên. Bởi lẽ, để thỏa mãn yêu cầu đạt khung hình phạt đến 20 năm thì chỉ cần số tiền thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật cấu thành tội danh này của ông Thăng đến 1 tỉ đồng. Ở đây, số tiền lớn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, đối với quy định tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, hiện chưa có quy định trường hợp nào thì áp dụng tịch thu tài sản cũng như khi nào thì tịch thu một phần hay toàn bộ. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ của pháp luật hình sự. Như vậy, quyết định có tịch thu hay không là từ sự cân nhắc của hội đồng xét xử vụ án.

Có thay đổi tội danh với ông Đinh La Thăng sau ngày 1/1/2018?(VietQ.vn) - Trước đó, ông Đinh La Thăng, nguyên bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN bị khỏi tố về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Bộ Luật Hình sự.

Về tội "Tham ô tài sản", điều 278 BLHS hiện hành quy định khung hình phạt cao nhất đến tử hình khi thực hiện hành vi tham ô và chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, với BLHS 2015 có hiệu lực vào đầu năm 2018 thì mức độ thiệt hại được tăng khi xác định chiếm đoạt tài sản từ 1 tỉ đồng trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 5 tỉ đồng trở lên. Với vụ án này, việc xét xử sẽ thực hiện sau ngày 1-1-2018 nên sẽ áp dụng BLHS mới. Vì giá trị tài sản bị chiếm đoạt hoặc việc gây thiệt hại trong vụ án này theo cáo trạng là rất lớn nên chung quy, khung hình phạt không thay đổi so với áp dụng BLHS cũ để xét xử.

Cũng như BLHS 1999, BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về việc tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản khi phạm tội "Tham ô tài sản" cũng theo sự quyết định của hội đồng xét xử.

Theo cáo trạng, bị can Trịnh Xuân Thanh bị truy tố cả 2 tội danh trên. Về tổng hợp hình phạt của 2 tội danh đối với một bị cáo khi xét xử thì 2 bộ luật là không khác nhau. Nếu hình phạt của cả 2 tội danh là tù có thời hạn thì bị cáo sẽ được tổng hợp hình phạt cao nhất 30 năm dù cộng 2 hình phạt có cao hơn.

Trần Minh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang