Lưu ý khi bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh

author 14:19 12/12/2012

(VietQ.vn) - Tủ lạnh là nơi “tập kết” các loại đồ ăn. Tuy nhiên để giữ được sự tươi ngon cũng cần phải đúng cách.

 

Để thức ăn được tươi ngon, cần phải bảo quản đúng cách

Tủ lạnh là chiếc máy làm lạnh chứ không phải chiếc máy giữ cho thực phẩm được tươi mãi. Mặc dù một vài loại tủ lạnh có tác dụng diệt khuẩn, nhưng cũng không thể đảm đương trách nhiệm giữ tươi thực phẩm trong thời gian dài. Tủ lạnh có thể giữ tươi được đồ ăn là nhờ vào nhiệt độ không khí hạ xuống, làm cho đồ ăn biến chất chậm một chút, “cầm chân” vi khuẩn gây bệnh để chúng sinh sôi chậm hơn. Nhưng ở trong trạng thái luôn có oxi thì đồ ăn trong tủ lạnh vẫn có thể bị mất chất và thối rữa do vấn đề thời gian và nhiệt độ.

 

Ở thành thị, những người bận rộn thường rất lười đi mua rau, một phần cũng vì không phải ngày nào họ cũng có thời gian đi siêu thị, đi chợ, một lần đi chợ họ thường mua rất nhiều thứ, rồi “nhồi nhét” chúng vào chật tủ lạnh. Tủ lạnh có thể giữ tươi chúng nên bất kể là rau xanh, hoa quả, thịt hay thức ăn còn thừa, họ đều để hết trong tủ lạnh, nhưng rau sẽ bị khô dần, thối rữa, thịt sau khi giã đông sẽ bị ôi, chứ chưa nói đến đồ ăn thừa.

Những loại đồ ăn không nên để trong tủ lạnh:

1. Kẹo socola: Không để kẹo socola trong tủ lạnh, vì khi lấy ra lần sau, trong điều kiện nhiệt độ trong phòng, bề mặt kẹo socola sẽ bị phủ một lớp sương trắng, khiến kẹo mất ngon, mùi vị không được như ban đầu.

2. Xúc xích: Để xúc xích trong tủ lạnh thì thành phần nước trong nó sẽ bị kết băng, phần thịt sẽ bị rời ra thành miếng.

3. Mayonnaise: mayonnaise dễ bị phân giải trong điều kiện nhiệt độ thấp, cung cấp điều kiện đủ cho các loại vi khuẩn sinh sôi, trong khi chỉ bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ không bị như vậy.

4. Chuối tiêu: Để chuối tiêu trong tủ lạnh sẽ khiến vỏ của nó bị thâm đen, thậm chí còn bị nhừ nát, ăn không còn vị thơm của chuối tiêu.

5. Cà chua: Để cà chua trong tủ lạnh sẽ khiến cho phần thịt cà chua dễ bị nát, hoặc bị nứt, có vết đốm, khi chế biến mùi vị cũng không còn ngon.

Ngoài ra, vải, khoai tây, cà rốt và đậu phụ cũng không nên để trong tủ lạnh. Để khoai tây ở một góc trong bếp là được, đậu phụ tốt nhất nên ăn ngay trong ngày …

Thời gian cất giữ đồ ăn thừa lâu sẽ sinh ra ni-trit, thực phẩm tươi để lâu trong tủ lạnh cũng có thể sản sinh ra ni-trit. Sau một thời gian, do tác dụng của chất xúc tác và vi khuẩn, chất ni-trit có chứa trong rau sẽ bị trở về trạng thái cũ thành ni-trat. Cất rau trong tủ lạnh không chỉ làm sản sinh ra những chất có hại, mà còn làm mất đi chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu phát hiện ra rằng, rau xanh giữ ở nhiệt độ lạnh thì vitamin C sẽ biến mất, mà hàm lượng ni-trit sẽ tăng lên vài phần. Vì vậy, không nên để rau xanh trong tủ lạnh quá 3 ngày.

Tủ lạnh còn có thể sản sinh ra vi khuẩn gây bệnh, những đồ để trong tủ lạnh không hệ hợp vệ sinh an toàn thực phẩm như chúng ta tưởng. Độ ẩm trong tủ lạnh khá lớn, dễ sinh ra vi khuẩn. Một khi điều kiện nhiệt độ thích hợp, vi sinh vật sẽ “sống dậy”, khiến cho những đồ ăn vốn không có vi khuẩn trở thành thực phẩm không đảm bảo.

Như trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn thương hàn, khuẩn tụ cầu màu vàng vẫn có thể hoạt động trong môi trường nhiệt đột thấp, khiến cho thức ăn từ từ biến chất. Sau khi ăn phải những đồ ăn có chứa những loại khuẩn gây bệnh này, có thể xuất hiện những triệu chứng như: buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài, nhức đầu… Có thể giữ nhiệt độ trong tủ lạnh ở khoảng 18 độ C, như vậy có thể ức chế được hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, một vài loại đồ ăn nóng cần phải để nguội mới có thể để vào tủ lạnh, để tránh hơi nóng thúc đẩy khuẩn mốc sinh trưởng, làm cho thức ăn biến chất. Thực phẩm lấy ra khỏi tủ lạnh cần phải nấu lên, vì tủ lạnh chỉ có thể ức chế vi sinh vật sinh sôi chứ không thể giết chết chúng.

Những người lười biếng thường tiện tay để đồ ăn vào tủ lạnh mà không phân loại, không bọc thêm lớp bóng hoặc cho vào hộp giữ tươi. Trong tủ lạnh, đồ ăn sống, đồ ăn chín, đồ ăn thừa, đồ ăn tươi mới mà để lẫn cùng nhau sẽ gây ô nhiễm, có lợi cho sự truyền vi khuẩn gây bệnh. Cộng thêm mỗi loại thức ăn phải phù hợp với nhiệt độ bảo quản khác nhau, có loại cần để ở 5~6 độ C, có loại cần để lạnh hơn, nếu để nhiệt độ cao, thì chúng sẽ nhanh bị hỏng, hơn nữa còn có thể làm hỏng cả đồ ăn khác.

Cần phải phân loại đồ ăn để bảo quản, phải căn cứ vào nhiệt độ bảo quản cần thiết của mỗi loại đồ ăn. Muốn bảo quản được lâu, tránh bị ô nhiễm, tốt nhất là dùng túi giữ tươi, lớp bóng hoặc hộp giữ tươi. Cần phải thường xuyên kiểm tra tủ lạnh, các loại rau quả và thức ăn đã nấu chín đều không nên để quá lâu. Nếu thấy đồ ăn bị biến chất thì mau bỏ ra, tránh để nó lây nhiễm sang đồ ăn khác.

Socola trong tủ lạnh sẽ bị mất mùi vị

Một điều nữa cần phải lưu ý là một vài loại quả và rau xanh không nên rửa sạch trước rồi cho vào tủ lạnh. Nhiều người thường có thói quen rửa sạch rau quả rồi mới cho vào tủ lạnh vì họ cho rằng như vậy sẽ sạch sẽ, vệ sinh nhưng thực ra làm như vậy càng đẩy nhanh quá trình mất nước của chúng, dễ khiến chúng bị biến chất, sinh ra vi khuẩn gây bệnh.

Theo nghiên cứu, trên bề mặt của hoa quả và rau xanh có một lớp sáp tự nhiên, chúng có tác dụng bảo vệ thực phẩm không bị vi khuẩn xâm hại. Nếu bị rửa sạch, đặc biệt là dùng chất tẩy rửa rửa sạch, chất sáp trên bề mặt thực phẩm sẽ bị phá vỡ, hàm lượng nước của thực phẩm dễ bị mất, một vài loại vi khuẩn dễ dàng đi vào bên trong rau quả, khiến cho chúng bị biến chất, thối ruỗng. Vì vậy, không nên rửa sạch hoa quả và rau xanh trước khi cho vào tủ lạnh.

Q.Trâm (Theo Health - People)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang