Nhược điểm của phanh tay điện tử ô tô và những lưu ý đặc biệt khi dùng

author 15:30 26/11/2020

(VietQ.vn) - Mặc dù hiện nay trên hầu hết những dòng xe ô tô cao cấp đều sử dụng phanh tay điện tử tuy nhiên nhiều tài xế vẫn chưa hiểu hết chức năng của bộ phận này.

Sự kiện: Cảnh báo ô tô xe máy

Ngày nay, hệ thống phanh tay điện tử đang ngày càng được áp dụng rộng rãi không chỉ trên các dòng xe cao cấp mà ngay cả các dòng phổ thông cũng được trang bị. Với tính năng vượt trội phanh tay điện tử đã giúp cho các tài xế đảm bảo an toàn hơn khi lái xe.

Phanh tay điện tử (còn được gọi là phanh đỗ xe điện tử) được vận hành bằng một công tắc trong cabin áp dụng hệ thống phanh điện tử và giữ xe đúng vị trí.

 Dùng phanh tay điện tử trên ô tô cần đặc biệt lưu ý. Ảnh minh họa

Phanh tay điện tử được điều khiển thông qua một cái lẫy ký hiệu hình chữ P nằm trong vòng tròn. Phiên bản phanh tay điện này nhỏ gọn và hiện đại hơn so với cần phanh tay thông thường được gắn vào dây cáp kích hoạt phanh đỗ và giữ xe đúng vị trí.

Phanh tay điện tử hoạt động theo nguyên lý sử dụng mô tơ điện để hãm và nhả phanh thông qua lẫy ký hiệu hình chữ P được bố trí ở vị trí cần số. 

Phanh tay điện tử cải thiện khả năng điều khiển phương tiện khi khởi động động cơ trên dốc. Với sự trợ giúp của phanh tay điện, tài xế có thể khởi động trên dốc dễ dàng bằng cách nhấn bàn đạp phanh trong khi kéo nút P lên rồi nhấn ga. Trong khi đó, nguy cơ gặp lỗi của phanh tay điện tử ít hơn so với phanh tay truyền thống. Nếu có lỗi, hệ thống sẽ phản ứng và cảnh báo cho tài xế chỉ trong vài giây.

Nếu so với phanh tay thông thường, phanh tay điện tử rõ ràng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẵn về độ tiện nghi và an toàn. Tuy nhiên sản phẩm này cũng còn điểm hạn chế cần lưu ý khi sử dụng.

Bộ phận của ô tô dễ hư hỏng nhất khi đi vào đường xóc tài xế nên biết để giảm thiệt hại(VietQ.vn) - Lái xe đường xóc đã là một thách thức lớn không nhỏ bởi vừa mất an toàn lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều bộ phận trên xe ô tô.

Theo một số kỹ thuật viên chuyên sửa chữa ô tô, những chi tiết điện tử thường có tuổi thọ thấp hơn những chi tiết cơ khí và khi gặp trục trặc, chi phí khắc phục của những hệ thống điện tử cũng “đắt đỏ” hơn. Ngoài ra, cũng có một số người lo ngại về việc mỗi khi ắc-quy chết thì sẽ không cài được phanh tay điện tử.

Dùng phanh tay điện tử cũng rất dễ khiến bộ điều khiển EPB bị lỗi; mô-tơ chấp hành của EPB bị hư hỏng; công tắc bàn đạp phanh bị lỗi; sự kết nối giữa công tắc và bộ điều khiển EPB kém; một hoặc tất cả các dây cáp bị ăn mòn hoặc hay bị kẹt.

Ngoài ra, khi hệ thống hoạt động sẽ có một số bất thường hạn như tiếng kêu hay rung bàn đạp phanh, những hiện tượng đó dù hoàn toàn bình thường nhưng cũng khiến nhiều tài xế lo lắng. Do đó, nếu muốn sử dụng phanh tay khi cần số đang ở vị trí khác thì người lái cần phải đạp phanh chân, sau đó ấn nút P để hệ thống phanh tay bắt đầu hoạt động.

Khi nhả phanh tay điện tử, tài xế cần đạp chân phanh rồi nhấn lẫy điều khiển ký hiệu P. Lúc này, đèn cảnh báo phanh tay sẽ tắt báo hiệu phanh tay đã được nhả. Thao tác này giúp tránh khỏi nguy cơ xe tuột dốc do nhả phanh tay nhưng quên đạp phanh chân.

Hệ thống điều khiển sẽ tự tắt chế độ khóa phanh trong trường hợp người lái vào số D di chuyển xe mà quên mở khóa phanh tay. Khả năng tự động này giúp tránh được tình trạng bó phanh, cháy phanh cũng như bảo hệ hệ thống truyền động.

Để sử dụng hiệu quả phanh tay điện tử, cũng như kéo dài tuổi thọ của chiếc xe, các chuyên gia cũng khuyên rằng, không nên cho xe di chuyển trong tình trạng đèn cảnh báo phanh vẫn đang sáng.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang