Lý do khiến cụ bà 70 suýt mất mạng vì ăn rau dền

author 14:12 13/08/2015

(VietQ.vn) - Rau dền tía có thể chống bức xạ, chống đột biến, chống oxy hóa là do có chứa selen. Tuy nhiên đó là rau cảm quang, vì có chứa chất quang hoạt, có thể gây nguy hại cho những người có làn da nhạy cảm.

Lý do khiến cụ bà 70 suýt mất mạng vì ăn rau dền

Bà cụ ngoài 70 tuổi ở Trung Quốc ăn rau dền khiến da bị đen" đã gây xôn xao dư luận

Một bà cụ 74 tuổi người Hà Nam, Trung Quốc do ăn nhiều rau dền nên khi ra đường giữa trời nắng gắt, ánh nắng chiếu vào người khiến da mặt, da cổ đen xạm, ngoài ra còn có biểu hiện da phồng giộp, khó thở, ngón tay, ngón chân đều cứng đơ không thể cử động. Khi được đưa đến bệnh viện thì bà đã tinh thần rối loạn, lên cơn mê sảng, sau nhiều ngày điều trị tình hình đã khá hơn, nhưng da ở mặt và mu bàn tay của bà hầu như bị hoại tử, phải tiến hành ghép da.

Bác sỹ cho rằng do bà cụ ăn quá nhiều rau cảm quang - rau dền, hơn nữa lại bị ánh nắng gắt chiếu vào gây ra chứng "viêm da cảm quang gốc thực vật", tình hình vô cùng nghiêm trọng.

Thế nào là rau cảm quang?

Thực phẩm cảm quang thông thường đều có thể tạo ra một chất gọi là "Furocoumarine", trong đó có một thành phần đặc biệt là "Psoralen". Chất này có thể trực tiếp thấm qua tế bào vào ADN. Bình thường nó không nguy hại gì, nhưng nếu bị tia ngoại tử của ánh mặt trời chiếu vào, nó có thể kết hợp với ADN, khiến ADN mất khả năng tái bản, từ đó gây tổn thương hệ miễn dịch và gây ra chứng viêm da dị ứng đặc thù, tức viêm da cảm quang gốc thực vật. Viêm da cảm quang gốc thực vật thường phát bệnh từ 1 - 3 ngày sau khi ăn. 

Khi phát bệnh, da ở vùng mặt, dái tai, mu bàn tay sẽ cảm thấy căng, nóng rát, ngứa ngáy hoặc có cảm giác như kiến bò, sau đó sưng vù kèm theo ngứa ngay ở nhiều cấp độ, cá biệt có trường hợp mu bàn tay còn có thể có hiện tượng phồng giộp, đồng thời còn có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, sốt nhẹ, mệt mỏi không muốn ăn. Khi thấy các triệu chứng trên phải lập tức tới bệnh viện.

Thực phẩm cảm quang bao gồm: rau xanh có rau dền, tề thái, cần tây, củ cải vàng, rau mùi, cải thìa, cải ngọt, rong mứt, cải bó xôi, rau hẹ, cà cốt, củ cải trắng, khoai tây, rau diếp, đậu đỏ, húng quế, nấm, mộc nhĩ. Hoa quả có chanh, quýt, sung, đu đủ, xoài. Trong đó hàm lượng chất quang hoạt có nhiều nhất ở củ cải vàng và rau cần.

Rau dền là một loại rau cảm quang khiến cho người ăn gặp biến chứng khi ra ánh nắng

Chứng viêm da này chỉ xảy ra ở nhóm người mẫn cảm

Nhiều loại rau quả thuộc thực phẩm cảm quang như vậy, chẳng lẽ chúng ta đều không ăn? Năm 1991, các nhà khoa học Thụy Sỹ đã từng công bố một nghiên cứu, bốn người tình nguyện ăn mỗi người 300g gốc cần tây có hàm lượng 28,2mg Furocoumarine/kg, sau đó tiến hành chiếu tia tử ngoại nhưng không thấy có phản ứng xấu. Còn một nghiên cứu của Anh được tiến hành vào năm 2007 là 12 người tình nguyện ăn 200g củ cải vàng, 2 tiếng sau tiến hành chiếu tia tử ngoại nhưng cũng không xảy ra phản ứng xấu.

Kết quả của những nghiên cứu này cho thấy, đối với đại đa số người thì ăn tới mấy trăm gram cần tây da của họ cũng không bị tổn thương bởi tia tử ngoại. Nên đối với các loại rau khác có hàm lượng chất quang hoạt thấp hơn cần tây cũng không đáng lo. Tuy nhiên đối với những người dị ứng với chất quang hoạt thì có thể bị tổn thương bởi tia tử ngoại, gây ra chứng viêm da cảm quang gốc thực vật...Chuyên gia khuyến cáo, người có tiền sử dị ứng tốt nhất không nên ăn nhiều thực phẩm cảm quang, sau khi ăn cũng phải lưu ý tránh để ánh mặt trời chiếu lâu vào người.

Lâm Nhi


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang