Parkson Hà Nội 'phá sản': Vì người Việt 'tiết kiệm' nhất thế giới?

authorMạnh Long 19:00 23/11/2016

(VietQ.vn) - Kể từ năm 2014, Parkson liên tiếp thua lỗ, phải đóng cửa một số trung tâm thương mại. Lý do nào dẫn đến sự kinh doanh thất bát của Parkson Việt Nam?

Theo Tri thức trực tuyến, Parkson là đơn vị trực thuộc Parkson Holdings Berhad (PHB), Công ty đầu tư của Tập đoàn Lion (Malaysia) hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Ngày 26/9/2005, đơn vị này đặt chân vào thị trường Việt Nam bằng việc mở trung tâm thương mại đầu tiên tại TP.HCM.

Suốt 7 năm sau đó, Parkson ồ ạt tấn công thị trường Việt, liên tiếp mở ra các trung tâm thương mại tại Hà Nội và TP.HCM. Đến năm 2013, tập đoàn này chính thức có 11 trung tâm thương mại bao gồm cả hợp đồng quản lý.

Lý do kinh doanh thất bát của Parkson Việt Nam

Parkson đóng cửa 3 TTTM ở Hà Nội. Ảnh: Tri thức trực tuyến

Song từ đầu năm 2015 trở đi, con đường kinh doanh của tập đoàn đến từ Malaysia bắt đầu chệch choạc, khó khăn. Đơn vị này liên tiếp đóng cửa các trung tâm thương mại.

Cụ thể, tháng 1/2015, Công ty TNHH Parkson Việt Nam đột ngột thông báo đóng cửa trung tâm thương mại tại Keangnam, Phạm Hùng, Hà Nội. Chỉ trong một đêm 3/1, Lion yêu cầu các chủ cửa hàng phải chuyển hết đồ ra ngoài. Đến giữa tháng 5/2016, Parkson Paragon ở TP.HCM đóng cửa để di dời sau 5 năm hoạt động.

Mới đây, tập đoàn lại tiếp tục tuyên bố đóng cửa Parkson Viet Tower tại ngã tư Tây Sơn Thái Hà. Các gian hàng đang rục rịch rời khỏi trung tâm thương mại này và đến ngày 15/12/2016, tập đoàn đến từ Malaysia chính thức không còn hoạt động ở Hà Nội. 

Ưu đãi chưa từng có khi mua BĐS nghỉ dưỡng Sun Group tại Phú Quốc(VietQ.vn) - Ngày 26/11, Công ty TNHH Bất động sản Mặt Trời tổ chức mở bán giai đoạn 2 căn hộ khách sạn tại dự án Premier Village Phu Quoc Resort.

Thông tin đăng tải trên báo Trí thức trẻ, nhìn nhận về việc Parkson liên tiếp đóng cửa 3 trung tâm thương mại, ông Trần Như Trung – nguyên Phó Giám đốc Savills Hà Nội – cho biết: Mô hình không có lỗi!

“Mô hình này khá phổ biến, mà trong đó, một đơn vị quản và các đại lý (Retailers) kinh doanh. Đây là một trong những mô hình khá tiện dụng, thông minh. Tôi cho rằng mô hình này có thể đóng chỗ này và mở chỗ khác, và mô hình này vẫn sẽ tiếp tục nhân rộng. Bởi đó là hình thức có một đầu mối quản lý và các Retailers ở dưới hoạt động có độ độc lập cao. Nó khác với hình thức bán lẻ một người phải cai quản tất”, ông Trung nói.

Ông Trung cho rằng, lý do chính của việc đóng cửa các trung tâm thương mại là do sức mua của thị trường Việt Nam.

“Đến giờ phút này, mức chi tiêu cho hàng hóa mang tính chất xa xỉ của người Việt vẫn đang ở đà bảo thủ. Trong các phân khúc thị trường, phân khúc nhà ở đang phục hồi một cách khá ấn tượng sau một thời gian suy thoái. Nhưng với lĩnh vực bán lẻ, tôi đánh giá vẫn đang ở dạng co cụm”, nguyên Giám đốc Savills Hà Nội nhận định trên Trí thức trẻ.

Chi tiêu tiêu dùng suy yếu ở Việt Nam là một vấn đề nan giải đè nặng lên hoạt động kinh doanh của Parkson mà ông Alfred Cheng - Giám đốc điều hành Parkson Group – từng thừa nhận trên Reuters từ năm 2012.

Người Việt có mức chi tiêu quá thấp cũng là một trong những lý do người phát ngôn của Parkson - Toh Peng Koon – CEO của Parkson Retail Asia vào tháng 1/2015 (nay đã nghỉ hưu) – giãi bày khi được hỏi về nguyên nhân đóng cửa trung tâm thương mại đầu tiên của đơn vị này tại Việt Nam.

Trong khi đối tượng của Parkson là tầng lớp trung – cao cấp, thì người Việt thời gian gần đây luôn được Nielsen xếp hạng “tiết kiệm” nhất thế giới.

Hiện tượng sức mua thị trường suy yếu không chỉ có ở thị trường bán lẻ Việt Nam. Ông Trung cho biết, đây là sự suy giảm chung của thị trường. Ngay tại Singapore, cả công suất thuê lẫn giá thuê mặt bằng bán lẻ cũng suy giảm.

Mạnh Long (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang