Lý giải sự mờ đi bất thường của ngôi sao bí ẩn nhất vũ trụ

authorHoàng Ngân 09:54 30/03/2018

(VietQ.vn) - Sự sáng lên và mờ đi bất thường của sao Tabby - ngôi sao bí ẩn nhất vũ trụ luôn là đề tài thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, nhà thiên văn học.

Đầu năm 2017, một ngôi sao xa đã khiến cộng đồng khoa học thế giới đau đầu bởi sự phát ra ánh sáng nhấp nháy một cách kỳ lạ. làm dấy lên nhiều giả thuyết chưa từng có về người ngoài hành tinh.

Ngôi sao có tên là KIC 8462852, hay còn được gọi là "ngôi sao của Tabby", là một ngôi sao lớp F trong chòm sao Cygnus (Thiên Nga), cách Trái đất khoảng 1.500 năm ánh sáng được phát hiện vào tháng 9/2015. Cái tên "ngôi sao của Tabby" được đặt theo tên người phát hiện ra nó, nhà nghiên cứu vũ trụ Tabetha S. Boyajian.

''Ngôi sao của Tabby'' thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học. (Ảnh: Live Science)

"Ngôi sao của Tabby" thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học. (Ảnh: Live Science) 

Ngôi sao này thường xuyên bị mờ đi và lại sáng lên bất thường theo những khoảng thời gian không thể đoán trước.  Các nghiên cứu cho rằng đám mây bụi chính là thủ phạm khiến ngôi sao này mờ đi, nhưng đầu tháng 3 vừa qua, ánh sáng của sao KIC 8462852 bắt đầu giảm dần, và lần này nó trở nên tối hơn bao giờ hết.

Các nhà nghiên cứu buộc phải tính toán với một điểm dữ liệu mới, có thể sẽ đưa đến những kết luận khác lý giải cho sự thay đổi độ sáng của ngôi sao này, và có vẻ như việc tìm ra nguyên nhân lần này không hề dễ dàng.

Ban đầu, sự nhiễu sáng kỳ quặc của ngôi sao được giải thích là do một số vật thể thi thoảng che khuất ánh sáng của nó, nhưng lượng ánh sáng bị chặn dường như quá cao đối với bất kỳ hành tinh hoặc mặt trăng cũ. Với ý nghĩ đó, một số nhà nghiên cứu gợi ý có lẽ một cấu trúc người ngoài khổng lồ đang trôi nổi xung quanh ngôi sao, ngăn không cho ngôi sao này sáng hơn một hành tinh.

Bí ẩn ngọn núi cao chưa đầy 1m làm ‘rối não’ các nhà khoa học(VietQ.vn) - Ngọn núi nói trên chính là Tĩnh Sơn ở Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ngọn núi này phần nhô lên khỏi mặt đất chỉ 1m phần còn lại nằm ẩn phía dưới lòng đất và không ai biết được nó sâu bao nhiêu.

Cái gọi là "siêu sao người ngoài hành tinh" này dường như giải thích được cho sự mờ đi của sao Tabby, nhưng ý tưởng này vẫn nằm trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng mà phần lớn các nhà khoa học đã bác bỏ nó.

Hồi tháng 1/2018, một lời giải thích mới bắt đầu được đưa ra và nhận được nhiều ủng hộ. Sau khi khảo sát ngôi sao với các công cụ có công suất cao, các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng một đám bụi khổng lồ đang chặn ánh sáng của ngôi sao khi nó đi qua giữa ngôi sao và điểm thuận lợi của chúng ta ở đây trên trái đất. Một đám mây bụi có thể lớn hơn nhiều so với một hành tinh và cung cấp đủ độ phân tán để làm mờ, nhưng đám bụi này bắt nguồn từ đâu và được sản sinh như thế nào thì vẫn còn là một bí ẩn.

Theo một số giả thuyết, nguồn gốc của bụi có thể đến từ các sao chổi được tạo thành do ngôi sao hút một hành tinh hoặc đẩy các vệ tinh ra khỏi nó. Boyajian cho biết chỉ có thời gian và việc liên tục quan sát mới trả lời được những nghi vấn này.

Hoàng Ngân (theo sputniknews)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang