Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết theo phong tục miền Nam

author 07:15 03/02/2016

(VietQ.vn) - Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung thêm "chân đế" là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng.

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để "thiết kế" mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả ngày Tết mang một ý nghĩa chung là thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

Mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện ý nghĩa thiêng liêng của dân tộc

Mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện ý nghĩa thiêng liêng của dân tộc

Chưng bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của dân Việt ta. Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn. 

Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết là nào là “đủ”, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam. Người miền Nam kỵ cúng một số loại quả, vì theo phát âm tên gọi mang ý nghĩa không tốt như chuối (chúi nhủi) làm ăn không phất lên được, lê, táo (bom) lê lết, đổ bể, dễ thất bại, cam quýt (quýt làm cam chịu). 

Theo phong tục, mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài

Theo phong tục, mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài

Ngày nay, hoa trái ngày càng nhiều và phong phú. Vì vậy mâm ngũ quả theo đó mà có thể trở thành thập quả, tuy vậy, cái tên gọi “ngũ quả” đã đi sâu vào tiềm thức, tâm linh người Việt bao đời. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh ngày Tết và không gian thờ cúng gia tiên thêm phần tươi vui, ấm áp và rực rỡ.

Thanh Mai (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang