Mất cân đối kỹ năng lao động làm năng suất đạt thấp

author 10:56 27/11/2014

(VietQ.vn) – Có những lĩnh vực không cần kỹ năng, trình độ cao nhưng lại được tập trung rất nhiều lao động, còn những ngành cần lại không có.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Đây là thực tế đặt ra hiện nay của nguồn lao động và nền kinh tế Việt Nam. Thực tế, có những ngành cần nhiều kỹ năng như công nghiệp và xây dựng, lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp, nhân viên bán hàng dịch vụ, bảo vệ, nhân thợ thủ công, thợ lắp ráp, vận hành, lãnh đạo… lại rất thiếu lao động có kỹ năng. Với những ngành không cần có lại tập trung rất nhiều lao động kỹ năng tốt, có trình độ cao.

Năng suất lao động Việt Nam đang rất báo động

Năng suất lao động Việt Nam đang rất báo động. Ảnh: N. N

Ví dụ những ngành dịch vụ, bán hàng, bảo vệ, lao động giản đơn cần nhiều lao động có kỹ năng nhưng thực tế, người đi học đại học, có bằng cấp, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cao lại đi làm bảo vệ, đi bán hàng...

Theo PGS. TS. Nguyễn Bá Ngọc – Phó Viện trưởng Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội, điều này là không cần thiết và đang tác động không tốt đến nền kinh tế Việt Nam. Nó phản ánh đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng của nền kinh tế cao. Kỹ năng lao động đã không thể tạo động đực cho tăng trưởng và năng suất lao động.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, năm 2013, năng suất lao động chung của toàn xã hội thấp, bình quân mỗi lao động tạo ra khoảng 48,72 triệu đồng, tăng hơn 20 triệu đồng so với năm 2001 và có sự khác biệt lớn giữa các ngành. Giai đoạn 2000 – 2013, NSLĐ bình quân tăng khoảng trên 5,0% và có sự tăng/giảm không ổn định. Tốc độ tăng NSLĐ đang có xu hướng giảm dần. Nếu như NSLĐ giai đoạn 2000 – 2006 tăng bình quân 6% thì tốc độ này giảm xuống còn 3% giai đoạn 2007 – 2013.

Nếu so với các nước trên thế giới, NSLĐ của Việt Nam vẫn còn thấp. Theo giá đô la Mỹ năm 1990, NSLĐ của Việt Nam năm 2010 đạt 5,88 nghìn USD, bằng 13,2% mức NSLĐ của Nhật Bản, 23,3% của Malaysia, 12% của Singapore, 13,3% của Hàn Quốc, 46,5% của Trung Quốc, 37% của Thái Lan và 69,9% của Philippine.

Hồng Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang