Vũ khí gây ‘chết chóc’ nhất của Triều Tiên khiến đối thủ 'nơm nớp lo sợ'

author 19:30 12/10/2017

(VietQ.vn) - Máy bay Antonov An-2 là dù chậm chạp nhưng lại có có khả năng gây “chết chóc” nhất trong kho vũ khí của Triều Tiên.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Trang Arirang đưa tin, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vừa cho thử một loại vũ khí đặc biệt đáng sợ đó chính là chiếc máy bay Antonov An-2 có tuổi đời đã 70 năm.

Fox News cho hay, nhiều chuyên gia cho rằng, Bình Nhưỡng sẽ không sử dụng những máy bay cổ lỗ này khi đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy vậy, theo nhận xét của các chuyên gia, có thể là vũ khí “chết chóc” nhất của Triều Tiên.

Theo một số báo cáo, quân đội Triều Tiên sở hữu một phi đội lên tới 200 chiếc Antonov An-2. Phi đội này ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015 song bị nhiều người coi là quá lỗi thời.

Máy bay Antonov An-2 của Triều Tiên. Ảnh: Trí thức trẻ

  Máy bay Antonov An-2 của Triều Tiên. Ảnh: Trí thức trẻ

Tuy vậy, điều gì khiến những chiếc máy bay cổ này trở nên vô cùng nguy hiểm? Đó là, nó có hệ thống radar đặc biệt thấp, khiến các máy bay thông thường khó theo dấu được.

Theo The Drive, các máy bay An-2 bay với tốc độ khá chậm và ở tầm thấp khiến các hệ thống tên lửa đất đối không khó phát hiện và chặn đánh.

Một quan chức quân sự Hàn Quốc khẳng định: "Nhìn từ phía trên, các máy bay (An-2) sẽ khó bị phát hiện. Trong khi đó, khi đứng từ dưới nhìn lên, bạn lại thấy máy bay An-2 trong bộ áo mới đó hòa lẫn vào bầu trời mà thôi".

Thiết kế kiểu cổ của máy bay An-2 thật ra có mục tiêu rất rõ đó là hai tầng cánh sẽ tạo sức nâng mạnh hơn, nên nó có thể cất cánh trên một đường băng ngắn.

Sức nâng mạnh mẽ của cánh kép khiến máy bay An-2 giữ được tốc độ bay thấp nhất khá chậm. Phi công có thể lái dễ dàng ở tốc độ 40 km/h. Thậm chí hướng dẫn bay của nó cũng chẳng có một tốc độ quy định nào. 

Sức mạnh vũ khí ‘kẻ sát thủ’ thầm lặng nhất thế giới khiến đối thủ ớn lạnh(VietQ.vn) - Tên lửa chống hạm C-704 của Trung Quốc là loại vũ khí sử dụng đầu đạn xuyên giáp có xác suất đánh trúng mục tiêu 97,7%.

Tốc độ thấp khiến máy bay An-2 được dùng khá phổ biến ở các trường đào tạo nhảy dù và nhảy skydiving. Trong các cuộc triển lãm hàng không, phi công cũng thích chơi trò bay lơ lửng bằng máy bay này.

Để làm như vậy, phi công bay ngược chiều gió và khi gió đủ mạnh, nó có thể từ từ thổi chiếc phi cơ bay giật lùi mà phi công vẫn điều khiển được. 

Điểm mấu chốt để máy bay có thể bay lơ lửng và thậm chí bay lùi trong các điều kiện thích hợp nằm trong “mặt cánh tạo thăng bằng” trên cánh máy bay. Ở phía trước là những tấm linh hoạt gọi là gờ trước cánh. Chúng thường được sử dụng khi hạ cánh, làm tăng sức cản của gió và giảm tốc độ của máy bay. Tương tự, các cánh tà sau được sử dụng để giảm tốc độ của máy bay hoặc tăng lực nâng bằng cách thay đổi hình dạng của cánh.

Nguồn video: Vietnamnet

Trên máy bay An-2, cánh tà chạy dài trên toàn bộ chiều dài của mặt sau cánh dưới, và ở cánh trên còn dài hơn, do vậy tạo ra lực nâng rất mạnh, khiến máy bay có thể bay với tốc độ chậm một cách “kinh dị". Nó gần như quá đơn giản nên hệ thống cơ khí rất khó mà hỏng hóc. Nếu đang bay mà động cơ chết máy, bạn cũng chả phải lo vì nó có thể hạ cánh xuống bất kỳ chỗ nào.

Mặc dù máy bay An-2 thì không tiện nghi lắm, nhưng lại cực kỳ an toàn. Và đương nhiên là khả năng bay giật lùi của chiếc máy bay này đã cho nó một đẳng cấp riêng biệt so với máy bay khác.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang