Uy lực của tiêm kích JH-7 Trung Quốc cử đi ‘rình mò’ không phận Ấn Độ

author 12:19 21/06/2016

(VietQ.vn) - Máy bay chiến đấu JH-7 với biệt danh Phi Báo chính là đại diện tiêu biểu cho xu hướng vũ khí của Trung Quốc ‘hàng rẻ, số lượng nhiều để bù chất lượng’.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo những tin tức mới nhất trên báo VietNamNet, mạng tin Zeenews dẫn các báo cáo ngày 20/6 cho biết, một máy bay chiến đấu JH-7 của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã xâm phạm không phận Ấn Độ trong thời gian gần 107 phút, rồi mới trở lại vùng trời Trung Quốc. Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu chiến đấu cơ Trung Quốc bay vào không phận Ấn Độ.

Trung Quốc vừa cử một máy bay chiến đấu JH-7 đi ‘rình mò’ không phận Ấn Độ

Trung Quốc vừa cử một máy bay chiến đấu JH-7 đi ‘rình mò’ không phận Ấn Độ

Chiến đấu cơ JH-7 (tên ký hiệu của NATO: Flounder) là máy bay tiêm kích bom ‘nội địa hóa’ do Tập đoàn công nghiệp hàng không Tây An nghiên cứu phát triển. JH-7 là loại máy bay tiêm kích bom hai chỗ ngồi, hai động cơ đang phục vụ trong lực lượng không quân của hải quân và trong biên chế của cả lực lượng Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Theo các thông tin khác nhau, quân đội Trung Quốc có 160-180 máy bay JH-7 và vẫn đang tiếp tục sản xuất.

Các cơ cấu tham gia sản xuất loại máy bay này là Tập đoàn Công nghiệp máy bay Tây An và Viện thiết kế máy bay 602. Loạt máy bay JH-7 đầu tiên được biên chế vào giữa thập niên 1990 để thử nghiệm đánh giá và phiên bản cải tiến JH-7A bắt đầu hoạt động trong năm 2004.

Về đặc tính kỹ thuật, tiêm kích JH-7 có chiều dài 22,32 m; sải cánh 12,7 m; chiều cao 6,57 m; trọng lượng không tải 14.500 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 28.475 kg. Loại máy bay tiêm kích bom này có khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Máy bay chiến đấu Trung Quốc JH-7 được trang bị 02 động cơ Xian WS9, lực đẩy 54 kN, đốt nhiên liệu lần hai là 91,2 kN mỗi chiếc; vận tốc cực đại 1.808 km/h trên độ cao 11.000 m (36.000 ft); tốc độ tuần tra 903 km/h; tầm bay 3.650 km; bán kính chiến đấu 1.650 km (890 hải lý); trần bay 15 km.

Tiêm kích JH-7 có thể mang được 6.500 kg (14.500 lb) vũ khí; được trang bị 01 pháo tự động hai nòng 23 mm GSh-23L, 300 viên đạn; mang tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống hạm YJ-8K và YJ-82K, tên lửa chống radar YJ-91 và được trang bị bom rơi tự do và điều khiển bằng laser.

Theo nguồn tin từ báo Đất Việt, chiến đấu cơ JH-7 là mẫu máy bay tiêm kích bom mới nhất và có tỷ lệ nội địa hóa cao của Trung Quốc. Máy bay đã bắt đầu được nghiên cứu chế tạo từ năm 1973 với nền tảng công nghệ thấp, nên nó có nhiều điểm yếu về động cơ, dẫn đường, điều khiển và vũ khí tấn công chính xác.

Giới quân sự Trung Quốc tán tụng tiêm kích JH-7 là niềm kiêu hãnh của máy bay chiến đấu quốc nội

Giới quân sự Trung Quốc tán tụng tiêm kích JH-7 là niềm kiêu hãnh của máy bay chiến đấu quốc nội

Những chiếc JH-7 đầu tiên sử dụng động cơ nhập khẩu Rolls-Royce Spey Mk.202, có lực đẩy 54 kN, sau khi đốt sau vẻn vẹn 91,2 kN mỗi chiếc và sau đó là phiên bản nội địa WoShan-9 (WS-9), sản xuất theo giấy phép chế tạo của Spey Mk.202. Tuy nhiên, do động cơ nội địa WS-9 ra đời giữa thập niên 90 nhưng chất lượng quá kém nên JH-7 có tốc độ thấp, khả năng mang tải vũ khí chỉ được 6,5 tấn, thấp hơn so với Sukhoi Su-24 và Su-30 (8 tấn), và General Dynamics F-111 (14 tấn).

Thậm chí, loại máy bay này còn được đánh giá là không bằng tiêm kích bom cổ lỗ của Nga là Su-24 nên đã bị không quân nước này từ chối tiếp nhận nên chỉ sản xuất 50 chiếc và ngừng sản xuất để nâng cấp lên JH-7A với động cơ RD-93 của Nga. Trang Sina của Trung Quốc cho rằng với những gói nâng cấp gần đây, Phi Báo JH-7 hoàn toàn có khả năng phát hiện và bắn hạ máy bay tàng hình tối tân F-22 của Mỹ từ khoảng cách trung bình.

Theo truyền thông Trung Quốc, Phi Báo được trang bị công nghệ tác chiến điện tử không thua kém gì máy bay tấn công điện tử EA-18G của Mỹ, có thể vô hiệu hóa khả năng tàng hình của F-22, thậm chí là tiêu diệt loại máy bay thế hệ 5 này của Mỹ. Giới quân sự Trung Quốc ca ngợi máy bay chiến đấu JH-7 có bán kính tác chiến và tốc độ tương đương với tiêm kích J-11, và khi bay phối hợp với các loại tiêm kích này, nó có thể hình thành một lớp khiên phòng thủ điện tử bảo vệ chiến đấu cơ khỏi các máy bay tàng hình của đối phương.

Với trọng tải khoảng 6,5 tấn, ngoài việc mang theo các khí tài tác chiến điện tử, JH-7 còn được cho là có thể gắn các tên lửa không đối không chống bức xạ tầm trung có khả năng bắn hạ những chiến đấu cơ tàng hình mà nó phát hiện ra, báo VnExpress cho hay.

 

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích quân sự quốc tế chỉ ra rằng tiêm kích JH-7 là loại máy bay cổ lỗ, được chế tạo từ đầu thập niên 1970, và đã gặp rất nhiều vấn đề về động cơ, điều khiển và vũ khí tấn công chính xác. Không quân Trung Quốc từng từ chối tiếp nhận một loạt tiêm kích bom JH-7 trang bị động cơ WS-9 vì chất lượng loại động cơ này quá kém, buộc nhà sản xuất phải nâng cấp lên phiên bản JH-7A trang bị động cơ RD-93 của Nga.

Dù đã trải qua một số lần nâng cấp, giới quan sát nhận định tiêm kích bom JH-7 của Trung Quốc vẫn không bằng được loại máy bay rất cũ của Nga là Su-24. Khả năng mang theo vũ khí của JH-7 kém hơn so với 8 tấn bom đạn, tên lửa mà Su-24 có thể mang theo khi tác chiến, và tốc độ bay của nó được đánh giá chỉ ở mức trung bình (tốc độ bay tuần tra chỉ đạt 903 km/h).

Tuy nhiên, giới quân sự quốc tế lại đánh giá thấp tính năng của máy bay chiến đấu Trung Quốc JH-7

Tuy nhiên, giới quân sự quốc tế lại đánh giá thấp tính năng của máy bay chiến đấu Trung Quốc JH-7

Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển phiên bản mới là JH-7B với tỷ lệ vật liệt bằng vật liệu composite lớn hơn và các hệ thống điện tử và động cơ của máy bay JH-7B đã được nâng cấp tốt hơn. Đồng thời, loại máy bay này có thể mang được tất cả các loại vũ khí của Nga và Trung Quốc.

Tuy chất lượng thấp hơn nhiều nhưng JH-7 là máy bay đơn giản và nhẹ hơn so với máy bay cường kích Su-24 hay F-111, đồng thời rẻ hơn rất nhiều so với máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30. Máy bay ném bom JH-7 chính là đại diện tiêu biểu cho xu hướng vũ khí của Trung Quốc “hàng rẻ, số lượng nhiều để bù chất lượng”.

Mặc dù đang phát triển phiên bản cải tiến quan trọng là JH-7B nhưng tương lai của loại máy bay này vẫn ảm đạm trong quân đội Trung Quốc, khi mà những mẫu máy bay tiêm kích/ném bom hiện đại hơn như Shenyang J-11 và Chengdu J-10 hay các máy bay J-16 trong tương lai được sử dụng cho vai trò tấn công trên biển. Được biết tiêm kích JH-7 còn có một phiên bản xuất khẩu là FBC-1 ‘Phi Báo’ (Flying Leopard), nhưng cho đến thời điểm hiện tại không có bất kỳ khách hàng quốc tế nào ngó ngàng tới FBC-1.

Tình hình chiến sự Syria: Tướng Mỹ yêu cầu được bắn hạ máy bay Nga (VietQ.vn) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất hôm nay đề cập đến ‘Tướng Mỹ yêu cầu được bắn hạ máy bay Nga ở Syria’, ‘Thêm một lính Nga hy sinh tại Syria’,…

Vân Anh (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang