Máy bay không động cơ đầu tiên thế giới của Mỹ sở hữu công nghệ ‘độc nhất vô nhị’

author 12:56 26/11/2018

(VietQ.vn) - Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ đang thử nghiệm máy bay không người lái không sử dụng động cơ.

Sự kiện: Sản phẩm công nghệ

Báo Tiền Phong đưa tin, chiếc máy bay mang tên Phiên bản 2 EAD Airframe, hoặc V2 có trọng lượng chỉ khoảng 3kg với sải cánh gần 5m đã được các kỹ sư của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ thử nghiệm thành công.

Theo đó, chiếc máy bay không người lái này không sử dụng động cơ đốt nhiên liệu hóa thạch mà là động cơ đẩy khí ion, còn gọi là lực đẩy khí động lực học.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành 11 chuyến bay thử nghiệm, và chiếc V2 đã bay được khoảng 60m, ở độ cao cách mặt đất khoảng 5m.

 Mỹ chế tạo thành công máy bay không người lái không động cơ

 Mỹ chế tạo thành công máy bay không người lái không động cơ

Về thiết kế, chiếc máy bay gần như là một khối vật thể rắn vì nó không có động cơ, được chế tạo càng nhẹ càng tốt bằng các vật liệu như sợi carbon, gỗ balsa, nhựa polystyrene, nhựa bọc cao su và Kevlar.

Khoảng 115 năm sau khi chiếc máy bay đầu tiên sử dụng động cơ cất cánh lên bầu trời, các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp hoàn toàn mới để bay dưới dạng một chiếc máy bay nhỏ, nhẹ và hoàn toàn không gây ra tiếng ồn bay lên không trung, cũng không có các bộ phận chuyển động như cánh quạt hoặc cánh tuabin.

Kỹ sư hàng không vũ trụ của MIT Steven Barrett, người đã lấy cảm hứng từ phi thuyền con thoi hư cấu trong phim "Star Trek" cho biết: "Đây là lần đầu tiên một chiếc máy bay không động cơ đã cất cánh".

Thông tin trên báo VnExpress, ở chiếc máy bay thử nghiệm, dòng điện 600 watt chạy qua dây điện ở mép trước cánh với hiệu điện thế 40.000 volt, đủ để tạo ra các "đợt điện tử" (electron cascade), phân tử khí tích điện gần dây. Những phân tử tích điện sau đó truyền dọc theo điện trường tới dây điện thứ hai ở sau cánh, va chạm với phân tử khí trung hòa về điện tích trên đường đi và truyền năng lượng cho chúng. Phân tử khí trung hòa bắn ra từ phía sau máy bay, cung cấp lực đẩy.

Máy làm đá tuyết từ nước biển đầu tiên của Việt Nam có gì đặc biệt?(VietQ.vn) - Nhằm giúp ngư dân có thể bảo quản hải sản khi đánh bắt xa bờ, Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo thành công máy làm đá tuyết từ nước biển.

Kết quả là một hệ thống đẩy hoàn toàn bằng năng lượng điện, gần như không tiếng động, có hiệu năng tương đương các hệ thống thông thường như động cơ phản lực. Chiếc máy bay thử nghiệm chỉ nặng 2,45 kg. Dù bộ khung siêu nhẹ có thể nâng một va ly rỗng, phương tiện không đủ lực nâng để chở bạn đi qua bãi đỗ xe. Không lượt bay nào trong số 10 chuyến bay thử của nó vượt quá 60 mét.

Cường độ điện trường tại vị trí gần một mảng các sợi mỏng được gọi là nguồn phát ở phía trước cánh sẽ ion hóa không khí, loại bỏ các hạt điện tử và tạo ra các phân tử tích điện. Các phân tử tích điện dương này sau đó bị hút bởi các cấu trúc tích điện âm trên mặt phẳng được gọi là các bộ thu gom. Khi các phân tử di chuyển về phía những bộ thu gom, chúng sẽ va chạm với các phân tử không khí, truyền năng lượng cho chúng. Điều này tạo ra một luồng không khí tạo lực đẩy cho máy bay.

Chuyến bay thử thành công của chiếc máy bay có tên gọi là "Phiên bản hai" phần nhiều nhờ thiết kế mỏng và nhẹ hết mức có thể. Tuy có trọng lượng nhẹ, máy bay vẫn lắp vừa sải cánh 5 mét, bộ pin và bộ chuyển đổi công suất.

Nhóm nghiên cứu ở MIT hy vọng có thể tăng tầm hoạt động và tốc độ của mẫu máy bay trong tương lai gần, chủ yếu thông qua tăng kích thước cỗ máy. Những ứng dụng tiềm năng trong ngắn hạn của thiết kế này bao gồm drone không người lái. Trong tương lai xa, máy bay vận hành bằng điện có thể mở đường cho những chuyến bay không thải nhí, giúp giảm lượng khí thải của ngành công nghiệp hàng không trên toàn cầu.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang