Máy bay MH370 của Maylasia bị đánh cắp bởi chính tổ lái

author 16:41 15/03/2014

Quan chức quốc phòng Malaysia giấu tên nêu ra phỏng đoán này. “Đó phải là một phi công giỏi nghề và đang còn hành nghề”, quan chức trên nói và giải thích phỏng đoán được đưa ra dựa trên việc các radar quân sự vẫn theo dõi và đánh dấu được lộ trình của máy bay MH370 nhiều giờ sau khi nó đã biến mất khỏi màn hình của đài kiểm soát không lưu và hệ thống radar dân sự.

Một quan chức chính phủ Malaysia cho biết đã có các kết luận từ điều tra viên rằng chiếc máy bay MH370 bị bắt cóc bởi chính phi công hoặc ai đó thành thạo việc lái máy bay.

Tuy nhiên, nhà chức trách chưa công bố về động cơ của vụ cướp máy bay cũng như địa điểm nơi vụ cướp xảy ra. Quan chức này, không được dẫn tên, nói với hãng tin AP rằng thông tin máy bay bị cướp "là một kết luận" của các điều tra viên.

Ông cũng khẳng định việc cướp máy bay không còn là một giả thuyết nữa.

Máy bay MH370 o dau

Máy bay MH 370 ở đâu? Cơ trưởng MH370 Zaharie Ahmad Shah (trái) và phụ lái Fariq Ab Hamid -
Ảnh: nypost.com

Hãng tin AFP ngày 15-3 dẫn lời một quan chức quốc phòng Malaysia giấu tên nêu ra phỏng đoán này. “Đó phải là một phi công giỏi nghề và đang còn hành nghề”, quan chức trên nói và giải thích phỏng đoán được đưa ra dựa trên việc các radar quân sự vẫn theo dõi và đánh dấu được lộ trình của MH370 nhiều giờ sau khi nó đã biến mất khỏi màn hình của đài kiểm soát không lưu và hệ thống radar dân sự.

Theo đó, MH370 đã bay “khoảng 4-5 tiếng” về phía Ấn Độ Dương, chệch khỏi đường bay ban đầu hước về Bắc Kinh, Trung Quốc. Thông tin này, cùng với những tin tức trước đó của Reuters về việc chuyến bay có thể chuyển hướng sang quần đảo Andaman ở Ấn Độ Dương, cũng khiến nhà chức trách nghiêng hơn về khả năng máy bay bị cướp.

Ngày 15-3 hãng AP đưa tin các nhà điều tra Malaysia đã đưa ra kết luận chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số hiệu MH 370 đã bị không tặc. Một quan chức chính phủ Malaysia cho biết điều tra viên kết luận MH370 bị bắt cóc bởi chính phi công hoặc ai đó thành thạo lái máy bay.

Theo báo Malaysia The Star trưa 15-3, một quan chức chính phủ Malaysia khẳng định đang điều tra và không loại trừ khả năng một trong những phi công hoặc ai đó có kinh nghiệm đã “bắt cóc” chuyến bay MH370.

Tuy nhiên, một quan chức khác đứng đầu trong cuộc điều tra khẳng định đó vẫn chỉ là một trong những giả thiết đang được xem xét mà thôi.

Những lời cuối cùng mà đài kiểm soát không lưu nghe được từ MH370 là “tốt rồi, chúc ngủ ngon”, theo lời Zulazri Mohd Ahnuar, một quan chức hàng không dân dụng Malaysia. Vấn đề đặt ra là ai đã nói. Cơ trưởng hay người phụ lại? Hay một ai đó có mặt trong buồng lái với họ?

Nhà chức trách Malaysia không loại trừ khả năng một trong hai phi công có liên quan tới vụ máy bay biến mất, CNN dẫn một nguồn tin từ Bộ giao thông Malaysia nói ngày 14-3. Với việc chiếc máy bay bay tiếp 4-5 tiếng đồng hồ mà không liên lạc gì với mặt đất, nhà chức trách bắt đầu hướng sang tìm hiểu hồ sơ của các phi công, cơ trưởng 50 tuổi Zaharie Ahmad Shah và phụ lái 27 tuổi Fariq Ab Hamid.

Cảnh sát đã có mặt bên ngoài nhà của Zaharie mỗi ngày kể từ khi chiếc máy bay biến mất, CNN cho biết, nhưng chưa vào trong nhà. Qua các đoạn băng trên YouTube và một diễn đàn của những người thích mô hình máy bay tại Đức, X-Sim.de, Zaharie từng xuất hiện với những đoạn video cho thấy ông đang làm một mô hình máy bay giả lập trong nhà.

Ngày 14-3, Malaysia Airlines ra một tuyên bố nói mọi người được quyền có thú vui riêng. Zaharie, một phi công với 18.365 giờ bay, cũng là một thầy dạy lái máy bay.

Trong khi đó, phụ lái Fariq được CNN mô tả là một phi công học việc cần mẫn và lành nghề. Fariq gia nhập Malaysia Airlines năm 2007. Anh có 2.763 giờ bay. Giống như với Zaharie, dư luận không biết nhiều về Fariq.

Cựu cơ trưởng Mark Weiss cho rằng những gì xảy ra không phải là một tai nạn tình cờ. “Có những dấu hiệu cho thấy ai đó hoặc thứ gì đó đã chiếm máy bay, đưa nó ra khỏi đường bay dự kiến, chuyện này không hề ngẫu nhiên”, Weiss nói.

Keith Wolzinger, một cựu phi công Boeing 777, thì nói rằng các phi công máy bay dân sự không được huấn luyện để tránh radar, vì radar là thứ giúp họ bảo vệ máy bay. Chỉ các phi công quân đội mới làm chuyện đó.

Với những gia đình có người thân trên chuyến bay, họ thậm chí hy vọng nó đã bị bắt cóc. “Tôi mong rằng chiếc máy bay bị bắt cóc, vì như thế ít ra còn có hy vọng”, ông Li, người Trung Quốc từ tỉnh Hà Bắc, nói với CNN. “Nhưng nếu điều tồi tệ nhất xảy ra, tôi sẽ không sống nổi. Nó là con trai duy nhất của tôi”.

Theo Tuổi Trẻ

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang