Tổng công ty Đức Giang: Mục tiêu lớn, định hướng tăng năng suất rõ ràng

author 16:35 20/09/2015

(VietQ.vn) - Với mục tiêu doanh thu 6.000 tỷ đồng và xuất khẩu đạt 250 triệu USD vào năm 2020, Tổng công ty Đức Giang đang từng bước thực hiện chiến lược tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh đầu tư, tiếp thu công nghệ mới, tăng năng suất chất lượng, nâng cao thu nhập người lao động.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Một trong những khâu được Tổng Công ty Đức Giang rất chú trọng là phát triển thiết kế theo định hướng sản xuất hàng ODM, nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng cho sản phẩm. Việc cho ra đời các thương hiệu mới với các thiết kế đặc trưng như S.Pearl, HeraDG trong năm 2014, VNU trong năm  2015 bên cạnh các nhãn hàng quen thuộc như Paul Downer, DGC, Dugarco Colection, Forever Young đã góp phần đẩy mạnh doanh thu hàng đồng phục và hàng thời trang của Tổng công ty Đức Giang lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Để giới thiệu các thương hiệu thời trang này đến với rộng rãi người tiêu dùng trong nước  theo tinh thần của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Đức Giang tiếp tục mở thêm showroom tại Trung tâm Thương mại V+ Hòa Bình, số 505 phố Minh Khai, Hà Nội.

May Đức Giang: Mục tiêu lớn, định hướng tăng năng suất rõ ràng

Ông Hoàng Vệ Dũng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Đức Giang chia sẻ: Khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác chiến lược Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp may của ngành Dệt may Việt Nam nói chung và Tổng công ty Đức Giang nói riêng, bên cạnh những cơ hội, đang đứng trước những thách thức rất lớn như: Cần có thời gian và lượng vốn rất lớn để đầu tư vào sản xuất vải; trong thời gian 2-3 năm tới sẽ chưa có đột phá về nguồn cung nguyên phụ liệu cả về chủng loại và số lượng.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu được hưởng ưu đãi ngay của các doanh nghiệp tại các nước chưa mạnh về công nghiệp dệt, Hiệp định TPP có một danh mục “nguồn cung thiếu hụt”. Theo danh mục này, các doanh nghiệp sẽ có quyền nhập khẩu một số chủng loại vải, sợi từ nước thứ ba (ngoài TPP) để làm ra sản phẩm may mà vẫn được hưởng ưu đãi. Ngoài ra, có một số cơ chế linh hoạt khác để ngành dệt may có thể được hưởng ưu đãi nhiều hơn ngay khi hiệp định có hiệu lực mà không quá phụ thuộc vào quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”.

Thế nhưng Tổng công ty Đức Giang tự tin bởi đã có giải pháp cho riêng mình khi Việt Nam tham gia TPP mà không phải chờ tới vài năm mới có được đủ nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước. Theo đó, đơn vị này đã và đang phát triển lực lượng khai thác để tìm nguồn cung phù hợp với sản phẩm thế mạnh ở bất kể là từ quốc gia nào. Nguồn cung từ Trung Quốc, Hàn quốc, Indonesia, Ấn độ,… hiện nay vẫn đang chiếm phần lớn. Thêm nữa, Đức Giang sẽ tham gia vào chuỗi giá trị dệt – nhuộm - may mặc với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục củng cố và phát triển năng lực may để đón đầu  các đơn hàng lớn.

Khi có nguồn cung và năng lực sản xuất tốt thì phát triển năng lực Thiết kế (Design) để bán hàng theo phương thức ODM, nâng cao tỷ lệ giá trị gia tăng -  đây là định hướng phát triển lâu dài của Tổng công ty Đức Giang.

Việc cho ra đời các thương hiệu như S.Pearl, HeraDG trong năm 2014, VNU trong năm  2015 bên cạnh các nhãn hàng quen thuộc như Paul Downer, DGC, Dugarco Colection, Forever Young là nhằm mục tiêu phát triển khâu thiết kế hàng may mặc thời trang. Sau hơn 1 năm ra mắt, các thương hiệu này với những thiết kế đặc trưng đã góp phần đẩy mạnh doanh thu hàng đồng phục và hàng thời trang của Tổng công ty Đức Giang lên đến hàng trăm tỷ đồng. Điều đó không những phục vụ tốt hơn cho thị trường trong nước theo tinh thần của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, mà còn là bước chuẩn bị chắc chắn của Tổng công ty Đức Giang trong việc sản xuất hàng xuất khẩu theo phương thức ODM, khi Việt Nam tham gia vào TPP.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang