Máy sục ozon: Người tiêu dùng bị lừa như thế nào?

author 11:42 20/09/2016

(VietQ.vn) - Trước những lời thổi phồng về máy sục ozon, các nhà khoa học khẳng định, loại máy này chỉ diệt được vi khuẩn chứ không khử được hóa chất độc hại.

Hình ảnh quảng cáo công dụng từ máy ozone

Tin tuyệt đối vào chiếc máy “thần thánh”

Theo tìm hiểu của báo Lao động trên trang web chính thức của một công ty sản xuất máy ozone nêu rõ: “Lợi ích bất ngờ từ máy ozone: Khử tới 99,5% dư lượng hormone tăng trưởng và chất bảo quản trong thịt, cá. Khử dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong rau củ quả.

Ngoài ra máy còn có thể loại bỏ các chất bảo quản chống ẩm mốc trong gạo; Xử lý khử khuẩn nước, loại bỏ mùi hôi các chất độc trong nước. Diệt virus, vi khuẩn, vi sinh trùng, tế bào nấm mốc đến 99,6%; Tiệt trùng đồ vật đặc biệt đồ của trẻ nhỏ; khử mùi hôi không khí ở nhà vệ sinh, bếp ăn, phòng khách,... Phòng tránh các bệnh ung thư, ngộ độc thực phẩm”.

Không ít người khi xem các quảng cáo của nhà sản xuất về máy sục ozone đã tức tốc đi mua ngay một chiếc đặt vào gian bếp của nhà mình, tin tưởng đến mức “lạm dụng” máy sục ozone, bất kể thứ gì cũng cho vào sục, coi đó là chiếc máy “thần thánh”.

Đơn cử, chị Quỳnh Hoa (Hà Nội) kể: “Mẹ tôi mua máy sục ozone về và cái gì cũng cho vào sục, từ thịt cá, rau củ quả đến đồ chơi của các cháu. Khi cho thịt vào thì máy sục lên toàn bọt, nước đục ngầu. Tôi cũng rất hoang mang, không biết là thịt bẩn đến mức như thế nào nữa”.

Bà nội trợ 'tá hỏa' về tác dụng của máy khử trùng ozone(VietQ.vn) - Hiện nhiều gia đình coi máy khử trùng ozone như một vật bất ly thân, tuy nhiên theo các chuyên gia, máy ozone vô cùng độc hại tới sức khỏe con người.

Chỉ là chiêu trò lừa người tiêu dùng!

Không chỉ thổi phồng chất lượng cũng như công năng của máy ozone, các nhà sản xuất máy ozone còn tranh thủ quảng cáo máy gắn với các thương hiệu nổi tiếng, đặc biệt là thương hiệu Đại học Bách Khoa Hà Nội, khiến người tiêu dùng tin tưởng tuyệt đối với loại máy này.

Tuy nhiên, trả lời về những thông tin đa chiều về máy sục ozon, PGS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường đại Học Bách Khoa Hà Nội khẳng định trên báo Infonet, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội không có sản phẩm nào về máy khử trùng ozone cả.

PGS Sơn thông tin thêm, trước đây Đại học Bách Khoa có nghiên cứu về máy ozone nhưng chỉ là nghiên cứu sau đó có chuyển giao công nghệ cho các công ty thương mại để họ sản xuất.

PGS Sơn cho rằng,  chất lượng máy ozone được nghiên cứu rất có ích nhưng trong quá trình sản xuất có thể các công ty thương mại đã thương mại hóa sản phẩm lên.

Ngoài ra cũng theo ông Sơn, sản phẩm máy ozone của một vài công ty này có lấy thương hiệu của Đại học Bách Khoa Hà Nội, tuy nhiên về phía trường cũng không thể nào can thiệp được do có liên quan tới vài công trình nghiên cứu của trường.

Cùng quan điểm, PGS TS Phó Thị Nguyệt Hằng- Viện trưởng Viện Vật Lý kỹ thuật trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, máy ozone đang bán trên thị trường có thương hiệu Bách Khoa không có liên quan gì tới trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cả bởi vì trường không sản xuất máy ozone nào.

Không có thực phẩm nào xấu, chỉ có cách ăn và chế biến không đúng

Cũng theo báo Lao động, trước những lời đồn thổi của nhà sản xuất về công dụng tuyệt vời của máy sục ozon khiến nhiều người tiêu dùng lạm dụng nó như một công cụ diệt khuẩn an toàn, nhiều nhà khoa học trong nước đều cho rằng, hiện chưa rõ máy sục ozon có khả năng diệt khuẩn và hóa chất lên đến hơn 99% hay không. Nhưng đa số các nhà khoa học đều khuyên rằng, để đảm bảo an toàn người tiêu dùng trước hết cần phải mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, những địa chỉ tin cậy…

 Các nhà khoa học khuyên người tiêu dùng nên mua những sản phẩm an toàn hơn là tin vào lời quảng cáo trên mạng. Ảnh minh họa

Ngoài ra, theo TS Từ Ngữ - Phó Chủ tịch Tổng hội thư ký dinh dưỡng Việt: "Tất cả mọi người cần ăn sao cho lành. Không có thực phẩm nào xấu, chỉ có cách ăn không đúng. Theo tôi, nếu sục ozone trừ vi khuẩn cho rau quả an toàn thì nên làm, còn sục ozone để khử hoá chất vẫn là dấu hỏi".

GS-TSKH Trần Vĩnh Diệu - Nhà giáo Nhân dân - Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học TP. Hà Nội nhấn mạnh, về nguyên lý thì ozone có thể khử được các chất hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, song muốn khử được thì lại phải sử dụng liều lượng ozone cao nên nếu các máy ozone quảng cáo, vì thế không nên đặt vấn đề rằng máy khử khuẩn ozone có thể khử được các chất này.

Là “cha đẻ” của loại máy này, GS Nguyễn Hoàng Nghị - nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Máy ozone dùng để khử vi khuẩn do tính oxy hoá của khí ozone. Oxy hoá là quá trình oxy làm phá huỷ các chất ban đầu. Vi khuẩn hay các chất hữu cơ đều có thành phần chủ yếu từ 4 yếu tố C - H - O - N nên khả năng oxy hoá phá huỷ nó rất cao”.

GS Nghị cho rằng, khi khử các chất này, vitamin và các chất hữu cơ ở thực phẩm rau củ quả không hề bị phá huỷ bởi khí ozone chỉ làm sạch bề mặt của thực phẩm.

Do đó, ông Nghị cho rằng, người dân không nên sử dụng máy ozone để sục cho thịt tươi, chỉ nên dùng ozone để khử mùi cho thịt ôi, cá ươn để khử bớt mùi và chỉ sục khoảng 5 phút vì khử lâu miếng thịt sẽ không còn tốt.

An Dương (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang