Mê mẩn bát đĩa nhiều hoa văn nguy cơ rước họa cho cả nhà

author 14:49 24/04/2017

(VietQ.vn) - Bát đĩa là đồ dùng hàng ngày nhưng hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại bát với hoa văn đa dạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm chì cực cao.

Mối nguy hiểm từ bát đĩa nhiều hoa văn

Theo báo Pháp luật TP HCM, hiện nay trên thị trường tràn lan những sản phẩm gốm sứ trôi nổi, có nguồn gốc không rõ ràng. Những sản phẩm này thường có hàm lượng chì vượt mức quy định, vì những cơ sở trên thường chạy theo lợi nhuận nên đã cắt giảm năng lượng trong quá trình nung.

Thông thường nhiệt độ nung ở mức khoảng 1.200- 1.500 độ C nhưng vì lợi những một số cơ sở chỉ nung ở mức 800- 1.000 độ. Những sản phẩm gốm sứ nhiễm chì trên có khả năng gây nhiễm độc cao cho người tiêu dùng. Đặc biệt, các sản phẩm gốm sứ càng nhiều hoa văn sặc sỡ thì có hàm lượng chì càng cao.

Bát đĩa hoa văn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm chì. Ảnh minh họa

Những sản phẩm nhiễm chì, nếu đựng đồ ăn nóng hoặc đựng thức ăn chua sẽ làm chì nhanh chóng giải phóng, thôi nhiễm vào thức ăn và gây độc cho cơ thể. Hàm lượng chì ở ly, cốc, bát đĩa có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa và khi cầm nắm sản phẩm người dùng cũng có thể bị nhiễm chì.

Vì vậy, những sản phẩm nung thủ công càng rẻ tiền thì quy trình càng không chuẩn, thậm chí bị cắt giảm để tiết kiệm thời gian, chi phí nên đồ càng độc. Những sản phẩm độc hại này càng thôi nhiễm chì cao nếu đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả... bởi ở nhiệt độ cao, có axít, kiềm muối sẽ làm chì nhanh chóng giải phóng, thôi nhiễm vào thức ăn và gây độc cho cơ thể.

Mũ bảo hiểm 'rởm' và những hệ lụy tai nạn giao thông(VietQ.vn) - Mũ bảo hiểm là vật bất ly thân của bất cứ ai mỗi khi đi mô tô, xe gắn máy. Tuy nhiên nhiều người lại coi đội mũ bảo hiểm chỉ là để đối phó đã dẫn đến nhiều vụ tai nạn chấn thương sọ não thương tâm.

Đối với trẻ em nhiễm chì có thể có thể bị ảnh hưởng ở hệ thống thần kinh trung ương, ngoại vi, khuyết tật, chậm lớn, suy giảm thính giác và chức năng tế bào huyết học. Trẻ lớn lên có thể gặp các vấn đề về hành vi học tập, IQ thấp…

Còn với phụ nữ mang thai, chì tích tụ trong cơ thể cạnh tranh với canxi trong xương. Nó có thể vượt qua hàng rào nhau thai, phơi nhiễm vào đứa bé. Hậu quả xảy ra là thai nhi giảm tăng trưởng và bà mẹ có nguy cơ sinh non.

Ngoài ra, ở người trưởng thành nếu tiếp xúc với chì cũng có thể tác dụng lên hệ tim mạch như tăng huyết áp, suy giảm đến chức năng thận hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà người dùng nên lựa chọn bát đĩa an toàn bằng cách hạn chế hoa văn. Ảnh: Kiến Thức

Để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà, người dùng nên lựa chọn bát đĩa an toàn bằng cách hạn chế hoa văn. Ảnh: Kiến Thức

Cách kiểm tra bát đĩa nhiễm độc

Theo báo Kiến Thức, để giúp người tiêu dùng có thể tự kiểm tra phát hiện xem đồ sứ có trong gia đình có an toàn, đảm bảo chất lượng, cũng như biết cách sử dụng đồ sứ an toàn. Do đó, cách thực hiện kiểm tra độ nung và kim loại nặng độc của bát đĩa gốm sứ bằng cách ngâm bát vào dung dịch dấm ăn. Nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không nên dùng.

Ngoài ra có thể đổ một ít nước vào chỗ không tráng men của bát, cốc, đĩa. Nếu thấy bát, đĩa hay cốc đó hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Với các loại đồ gốm sứ tráng men thủ công nếu nung ở nhiệt độ thấp cũng có thể gây nhiễm độc chì cho người dùng. 

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang