Biolactomen: Chuyện thú vị về sáng chế men tiêu hóa của Việt Nam

author 14:20 21/11/2013

(VietQ.vn) – Một tuần sau, anh trở lại bệnh viện này để xem kết quả. Khi mới bước chân đến các bệnh phòng của các cháu nhỏ, các y tá chỉ tay về phía anh và nói với các bà mẹ: “Đấy, cái ông kia đấy…”. Lập tức các vị phụ huynh “túm” lấy Đinh Duy Kháng. Ông hoảng hồn vì nghĩ, chả nhẽ Biolactomen của mình có vấn đề gì?

Men tiêu hóa Biolactomen là sản phẩm nghiên cứu của viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, được nhiều bà mẹ biết đến. Đây là loại thuốc giúp các cháu nhỏ hay ăn, giải độc cho người lớn khi gặp vấn đề về tiêu hóa.

Câu chuyện về phát minh này có nhiều điều thú vị.

Biolactomen

Biolactomen, sản phẩm giúp trẻ em và người lớn tiêu hóa tốt

Từ nguồn kinh phí hạn hẹp

Đầu những năm 90, đất nước còn vô vàn khó khăn. Trẻ em Việt Nam hồi đó do ăn uống thiếu thốn, không đảm bảo vệ sinh và việc quản lý kháng sinh chưa tốt nên hay bị rối loạn tiêu hóa.

Một hôm, GS Hoàng Thủy Nguyên, Viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ nói chuyện với nhà khoa học trẻ Đinh Duy Kháng: “Này, tụi Pháp nó có thuốc chữa tiêu hóa rất tốt. Mình mà làm ra thuốc đấy thì tốt cho dân mình lắm đấy !”.

Câu nói đã ám ảnh chàng trai từng học trường chuyên Lương Văn Tụy, Ninh Bình. Cái chất chuyên Toán – càng gặp vấn đề khó, càng thích lao vào – đã thôi thúc anh đề xuất với Viện Sinh vật học (nay là viện Công nghệ Sinh học) được nghiên cứu đề tài này.

Kinh phí Nhà nước hồi đó chỉ cho khoảng 6 triệu (tương đương với 60 triệu ngày nay). Nhưng Đinh Duy Kháng không kêu ca, than vãn, mà vẫn hăng say tìm tòi tư liệu, phát kiến các phương án mới…

Đúng 2 năm sau, vào năm 1992, sản phẩm Biolactomen ra đời, qua nhiều thử nghiệm được đánh giá tốt. Nhưng khi đưa ra Hội đồng khoa học của Viện Hàn lâm KHCN lúc đó, mọi người đều nhận định, vì đây là sản phẩm chữa bệnh nên phải có ý kiến của bác sĩ.

Men tiêu hóa BioLactoMen là sản phẩm của Công ty Công nghệ xanh Thành Châu, dưới sự hỗ trợ công nghệ của Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 

Công dụng: Trị rối loạn tiêu hóa, phân sống do sử dụng kháng sinh, biếng ăn, tiêu hóa kém, chậm lớn, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn ở trẻ em. Trị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn lạ, viêm đại tràng, táo bón ở người lớn.

Phòng ung thư đại tràng, đặc biệt cho các bệnh nhân viêm đại tràng cấp và mãn tính.

Dùng cho mọi lứa tuổi.


Thế là TS Đinh Duy Kháng lại tới bệnh viện Quân y 108, gặp GS Hà Văn Ngạc để nhờ ông đánh giá sản phẩm này.

Một thời gian sau, GS Ngạc gọi TS Kháng tới và nói: “Cái thuốc này tốt đấy, bệnh nhân dùng thích lắm”. Bởi nhiều người ở đây bị rồi loạn tiêu hóa nhưng khi uống thuốc thì việc đại tiện dễ dàng hơn, bụng không còn đau…

“Thuốc tốt thế sao con tôi không được dùng?”

Có được đánh giá của GS Hà Văn Ngạc nhưng Hội đồng khoa học của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam vẫn yêu cầu phải có thêm đánh giá của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Hồi đó, cơ sở khám bệnh cho các cháu được đánh giá tốt nhất vẫn là bệnh viện Nhi Trung ương (viện Nhi Thụy Điển). Thế là nhà khoa học trẻ lại tìm gặp đến TS Nguyễn Gia Khánh, cũng là một cán bộ trẻ khác vừa tu nghiệp ở nước ngoài về.

Hôm đó, chờ đến mãi trưa, khi TS Khánh khám bệnh xong, về phòng mình thì Đinh Duy Kháng xin vào gặp. Mới nghe nói về thử nghiệm lâm sàng một sản phẩm mới, vị bác sĩ trẻ đã giật mình, xua tay từ chối. Bởi tính mạng và sức khỏe của các cháu nhỏ không thể tùy tiện đem ra thí nghiệm được.

Biết là không thuyết phục được, Đinh Duy Kháng buồn rầu định quay về. Nhưng may mắn cho anh (và cũng là may mắn cho các bệnh nhân “nhí”) là trong lúc bước ra cửa, anh bột miệng nói rằng: “Cái này đã được GS Hà Văn Ngạc kiểm tra rồi”.

Lập tức vị bác sĩ  bảo anh dừng lại. Thì ra TS Nguyễn Gia Khánh chính là học trò của GS Hà Văn Ngạc, nên thừa hiểu, thầy của mình cẩn trọng và sáng suốt như nào trong chữa bệnh, nên không bao giờ tùy tiện dùng các thuốc “lởm khởm”.

Vị bác sĩ trẻ bèn hỏi chuyện kỹ càng nhà khoa học trẻ, xem các giấy tờ thí nghiệm, xác nhận thành phần hóa học của men. Tuy nhiên, TS Nguyễn Gia Khánh vẫn ra điều kiện, nếu muốn được điều trị thử thì sản phẩm này phải có giấy kiểm nghiệm của Bộ Y tế và giấy viết tay xác nhận của GS Ngạc.

Vậy là TS Đinh Duy Kháng lại tiếp tục đến Viện Kiểm nghiệm thuốc, ăn ngủ cả tháng ở đây để cùng các nhân viên làm thí nghiệm, xác nhận thuốc phù hợp điều trị…

Sau khi có đủ các giấy tờ, nhà khoa học trẻ mang theo 20 lọ thuốc tới gặp TS Khánh ở bệnh viện Nhi Trung ương để nhờ đánh giá...

Một tuần sau, anh trở lại bệnh viện này để xem kết quả. Khi mới bước chân đến các bệnh phòng của các cháu nhỏ, các y tá chỉ tay về phía anh và nói với các bà mẹ: “Đấy, cái ông kia đấy…”.

Lập tức các vị phụ huynh “túm” lấy Đinh Duy Kháng. Ông hoảng hồn vì nghĩ, chả nhẽ thuốc của mình có vấn đề gì?

Nhưng thật bất ngờ khi các bà mẹ hỏi: “Sao thuốc này chưa bán trên thị trường. Sao thuốc tốt thế mà con tôi không được dùng, trong khi chúng tôi chầu trực ở đây suốt ngày…”.

Thì ra, một số cháu sau khi điều trị kháng sinh đã được uống thử Biolactomen và thấy việc tiêu hóa tốt hơn hẳn các cháu khác….

Vĩ thanh

Sau những thành công đó, viện Hàn lâm KHCN Việt Nam tiếp tục cấp khoảng 20 triệu đồng (tương đương 200 triệu ngày nay) để TS Đinh Duy Kháng mở rộng nghiên cứu, sản xuất trên diện rộng để đưa sản phẩm đến được với đông đảo người dân.

Nhiều cơ sở dược phẩm đã nhận hợp tác, chuyển giao công nghệ để đưa sản phẩm Biolactomen ra thị trường.

TS Đinh Duy Kháng

PGS.TS Đinh Duy Kháng (bên trái cùng) với các cựu học sinh chuyên Toán trường THPT Lương Văn Tụy, Ninh Bình. Ảnh: Hiệu Minh

Hơn 20 năm sau khi làm ra phát minh đó, nhà khoa học trẻ năng nổ ngày xưa giờ đã là Phó giáo sư, tóc bắt đầu có những sợi bạc nhưng gương mặt ông vẫn hồng hào, thư thái.

Ông bảo, ngoài Biolactomen, ông vẫn còn canh cánh nỗi lòng, khi kết quả nghiên cứu khác là “Bộ sinh phẩm chấn đoán HIV có độ nhạy cao” vẫn chưa được nhân rộng, phát triển tiếp.

Cơ chế đầu tư cho khoa học của chúng ta vẫn còn những điểm cần hoàn thiện, nên có những đề tài chỉ ra được sản phẩm nhưng chưa có kinh phí thương mại hóa, sản xuất loạt lớn, dù chất lượng được đánh giá cao…PGS Đinh Duy Kháng hy vọng, luật KHCN đổi mới lần này sẽ khắc phục được điều đó, để những phát minh của các nhà khoa học Việt Nam được đưa ra thực tiễn, để “chất xám” biến thành tiền phục vụ người dân…

Khách hàng có thể mua sản phẩm tại các địa chỉ:

Tầng 5, tòa nhà 81 Lê Đức Thọ (gần sân Mỹ Đình), Hà Nội.  ĐT: 0977. 086. 808 (giao hàng tận nơi); giá bán 55.000/hộp 10 lọ


Hoàng Lan

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang