Mì ăn liền vào dạ dày 2 tiếng vẫn nguyên hình dạng

author 10:45 29/01/2015

(VietQ.vn) - Mì ăn liền là loại thức ăn nhanh, gọn và tiện lợi. Tuy nhiên mì ăn liền rất khó phân hủy trong dạ dày, điều này rất nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Lâu nay, các chuyên gia dinh dưỡng đã cảnh báo về mức nguy hại của mì ăn liền đối với sức khỏe. Một nghiên cứu về mì ăn liền mới được công bố một lần nữa đã kết tội mì ăn liền - món ăn được người tiêu dùng cả thế giới ưa chuộng - là loại thực phẩm “nguy hiểm” cho sức khỏe. Vào dạ dày 2 tiếng vẫn giữ nguyên hình dạng

Mỳ ăn liền không dễ phân hủy sau nhiều giờ vào cơ thể

Một nghiên cứu kỳ công của bác sĩ Braden Kuo - Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ) - thực hiện về quá trình tiêu hóa phức tạp của mì ăn liền trong dạ dày. Sử dụng M2A - một thiết bị camera LED tí hon bằng cỡ viên thuốc con nhộng được nuốt vào đường tiêu hóa, các nhà khoa học đã theo dõi hai người ăn bữa ăn tương tự nhau: Một thực đơn gồm những thực phẩm chế biến sẵn (nước uống thể thao, mì ăn liền và mứt dẻo) và một thực đơn là những thực phẩm nhà làm (nước bụp giấm, mì tự làm và mứt dẻo làm từ nước quả).

Quá trình tiêu hóa những thực phẩm này ở hai người có sự khác biệt rõ rệt. Với người ăn mì ăn liền thì sau 2 tiếng vẫn còn nguyên hình sợi mỳ trong dạ dày. Còn sợi mỳ tươi tự làm đã được tiêu hóa hết. Các nhà khoa học giải thích, sở dĩ mì ăn liền khó tiêu trong dạ dày bởi nó có chất bảo quản độc hại TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone). TBHQ là một chất bảo quản hay được sử dụng cho một số loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại thức ăn nhanh, đóng gói sẵn có thể kéo dài tuổi thọ của các thực phẩm chế biến sẵn, giàu chất béo.

Sau 2h vào cơ thể mỳ ăn liền vẫn chưa được phân hủy

Sau 2h vào cơ thể mỳ ăn liền vẫn chưa được phân hủy 

Hiện nay, TBHQ cũng được tìm thấy trong véc ni, sơn mài, các sản phẩm thuốc trừ sâu, mỹ phẩm và nước hoa. Các chuyên gia thuộc Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác nhận, TBHQ an toàn cho người khi được tiêu thụ ở mức 0-0.5mg/kg. Nếu tiêu thụ vượt quá mức 5 gram TBHQ có thể tử vong. Những hậu quả mà TBHQ để lại cho cơ thể còn có các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, ù tai, mê sảng, mệt mỏi, đột quỵ...

Kết quả này đã gây sốc nhưng nó mang lại cái nhìn chân thật nhất về mì ăn liền từ trước tới nay. Đây sẽ là lời nhắc nhở đối với những “tín đồ” của mì ăn liền.

Ăn mỳ ăn liền dễ mắc hội chứng chuyển hóa

 Theo một nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí Journal of Nutrition chỉ ra rằng những phụ nữ tiêu thụ nhiều mỳ ăn liền có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa so với những người ăn ít hơn, bất kể họ có thực hiện chế độ ăn uống hoặc tập thể dục hợp lý đi chăng nữa.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ ăn mì ăn liền nhiều hơn hai lần một tuần có 68% khả năng rối loạn chuyển hóa, bao gồm cao huyết áp, béo phì, tăng hàm lượng chất béo trung tính, tăng đường huyết và giảm nồng độ HDL cholesterol (loại cholesterol có ích).

Mỳ ăn liền chứa chất gây ung thư

Bên cạnh Natri và chất phụ gia TBHQ, mì ăn liền còn chứa nhiều thành phần khác như: bột mỳ, dầu cọ, muối, bột ngọt, gia vị, đường.Tuy nhiên, theo một báo cáo hồi năm 2012 của cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hàn Quốc đã tìm thấy chất Benzopyrene (một chất gây ung thư) trong 6 loại nhãn hiệu mì ăn liền của công ty Nong Shim.

Mì ăn liền chứa chất gây ung thư, nguy hiểm cho người sử dụng

 Mì ăn liền chứa chất gây ung thư, nguy hiểm cho người sử dụng

Vụ việc sau đó buộc công ty này phải thu hồi sản phẩm và tạo nên một làn sóng lo sợ về thực phẩm đối với người dân quốc gia này.

Một điều khiến con người lo sợ nữa đó là bột ngọt trong mỳ ăn liền có khả năng kích thích tế bào thần kinh, khiến bộ óc bị tổn thương, thậm chí gây tử vong. Nó cũng có thể gây ra các căn bệnh như Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh Lou Gehrig...

 

Kim Trang

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang