Mía đường Lam Sơn tăng cường hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng mía vụ 2019- 2020

author 23:11 08/06/2019

(VietQ.vn) - Công ty CP mía đường Lam Sơn đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp về ổn định diện tích, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành trong sản xuất.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Mới đây, Công ty CP mía đường Lam Sơn đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp chăm sóc mía vụ 2019- 2020 và chương trình phát triển kinh tế với các HTX, hộ trồng mía lớn.

Sản xuất mía nguyên liệu niên vụ 2018-2019 gặp khó khăn do thời tiết, giá đường tụt giảm mạnh. Trong điều kiện đó, Công ty CP mía đường Lam Sơn đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp về ổn định diện tích, áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành trong sản xuất.

Theo Công ty CP mía đường Lam Sơn, vụ ép 2018- 2019 sẽ kết thúc vào ngày 19/8/2019, tổng diện tích mía toàn vùng 9.985ha, tổng sản lượng đạt gần 687 tấn. Năng suất bình quân đạt 67 tấn/ha. Chất lượng mía bình quân toàn vùng đạt 8,51CCS. Tuy nhiên nhìn chung, cách làm mía trong vùng thời gian qua chưa có sự thay đổi nhiều, mặc dù một số kết quả tiến bộ hơn như: Năng suất, quy mô diện tích tăng nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra, chất lượng mía không ổn định, nhiều năm gần đây tụt giảm.

 Công nhân Công ty CP Mía đường Lam Sơn chăm sóc dưa vàng Kim Hoàng hậu tại Khu nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh Báo Thanh Hóa

Những năm tiếp theo, Công ty CP mía đường Lam Sơn tiếp tục triển khai các mô hình thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tạo và đưa các giống chất lượng cao vào sản xuất; đưa ra nhiều chính sách khuyến khích cho phát triển vùng mía. Phấn đấu niên vụ 2019-2020, tổng diện tích toàn vùng đạt hơn 7 nghìn ha, năng suất mía bình quân từ 75 đến 80 tấn/ 1 ha.

Trước đó, vụ sản xuất chế biến 2018-2019, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã phấn đấu hoàn thành sản lượng sản xuất 90.000 tấn đường. Đối với công tác trồng mới niên vụ 2019-2020, công ty tiếp tục triển khai các mô hình thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tạo và đưa các giống chất lượng cao vào sản xuất. 

ông ty CP Mía đường Lam Sơn đã và đang tập trung xây dựng các mô hình thâm canh, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất mía nguyên liệu. Đến nay, toàn vùng đã xây dựng được 185 mô hình thâm canh cây mía, với tổng diện tích 3.850 ha, trong đó có 530 ha thâm canh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ. Năng suất mía nguyên liệu bình quân của mô hình thâm canh đạt từ 85 tấn/ha trở lên, riêng mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ năng suất đạt từ 100 tấn/ha trở lên, chi phí sản xuất giảm 20-25% so với canh tác thông thường. Các hộ dân tham gia mô hình thâm canh thu lãi từ 60 - 65 triệu đồng/ha, cá biệt có một số hộ thu lãi 75-80 triệu đồng/ha. Để có đủ điều kiện thực hiện chương trình phát triển vùng nguyên liệu, nhất là phát triển theo hướng tập trung, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất mía nguyên liệu, công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị cơ giới, như: 10 máy làm đất, 6 máy thu hoạch với tổng công suất 800-1.000 tấn/ngày và nhiều máy trồng mía, máy chăm sóc, chính vì vậy đã giảm bớt áp lực lao động thủ công. Đồng thời, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, thu hồi đường, công ty đã đầu tư nâng công suất Nhà máy đường số 2 từ 4.500 tấn/ngày lên 8.500 tấn/ngày; đầu tư nhà máy phát điện từ bã mía công suất 23,5 MW, đầu tư nhà máy đường phèn với công suất 50 tấn sản phẩm/ngày... Đây là những dự án đã phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và khắc phục một phần tình trạng khó khăn của ngành mía đường hiện nay. Công ty cũng đã triển khai định vị nhận diện lại thương hiệu LASUCO theo hướng sản phẩm đa dạng, nâng cao chất lượng các sản phẩm. Ngoài các sản phẩm về đường truyền thống, đường tinh luyện xuất khẩu, đường trắng, đường vàng...; hiện nay công ty đã đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm mới, như: Đường phèn các loại, đường túi, đường que, đường lỏng các hương vị và chủ yếu phục vụ thị trường bán lẻ.

Hồng Anh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang