Miến bẩn

author 06:26 24/03/2013

Từ lâu, xã Dương Liễu, Minh Khai (huyện Hoài Đức, Hà Nội) vốn được coi là những nguồn cung cấp mì, miến chủ yếu cho địa bàn thủ đô và vùng lân cận.

Nhưng nếu ai đó từng một lần “mục sở thị” khâu chế biến các sản phẩm này, thì hẳn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc thưởng thức các sản phẩm mì, miến thêm một lần, thậm chí là phải sốc ngay tại chỗ...

Một cảnh xay bột rất trần trụi.
Hong miến bên đường.
Miến phơi sát mương nước ô nhiễm và khói bụi.
Miến được phơi bên lề đường.
Theo chân vào “lò miến” bẩn 

Minh Khai, Dương Liễu là những làng nghề truyền thống. Sản phẩm miến, bún khô ở làng được cung cấp đến nhiều vùng, miền trên cả nước mà khách hàng đầu tiên là những khu chợ ở Hà Nội. Song, khách hàng dùng sản phẩm miến đều không biết về nguồn gốc, cũng như độ đảm bảo vệ sinh của nó. 

Dù là những làng quê khá thuần, song khi đến Minh Khai, nhiều người đã không khỏi choáng váng bởi mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ các mương nước đen ngòm, đặc sệt, nước thải và các chất bã được thải ra từ các quy trình sản xuất miến. Hai bên đường, những nong miến được bày kín để phơi, mặc bụi toả từ những làn xe qua lại, những mương nước bốc mùi hôi. 

Hầu hết các gia đình tại thôn Minh Hiệp III đều tự trang bị các thiết bị làm miến. Cũng có vài nhà chung một giàn máy, người ra kẻ vào tấp nập quanh năm suốt tháng. Chúng tôi vào một xưởng sản xuất miến. Tiếng là xưởng, nhưng thực ra chỉ là khoảng đất trống, được người dân dựng tạm vài cây cột và che tấm lợp bằng ximăng để che nắng mưa. Giữa khoảng đất là giàn máy hoen gỉ và lấm lem bột. Gần đó là vài chiếc bồn ximăng được dùng làm bể lọc, mà bể nào cũng cáu bẩn và bốc mùi chua nồng nặc. Người bạn đi cùng cho hay: “Ăn thua gì đâu, họ còn dùng chân, tay trần nhào bột và vò miến nữa kia”. 

Phù phép miến bẩn

Tuy nhiên, những điều mắt thấy vẫn chưa phải là giật mình nhất, khi chúng tôi được tham quan các quy trình chế biến miến. Mà theo lời một số chủ hàng, khi chúng tôi đề cập đến việc mua miến về đổ lại cho cửa hàng, thì miến có khả năng có các màu khác nhau, từ trắng như trứng gà bóc đến thâm đất hoặc vàng óng... “làm rất đơn giản” - vợ chủ hàng tên Nguyễn Thị H (thôn Minh Hiệp II) bật mí. Chủ hàng kể chuyện làm miến bột dong sau khi lọc lấy tinh bột, tùy vào yêu cầu về màu sắc miến mà chủ hàng sẽ dùng các loại hóa chất mà người ta vẫn gọi là thuốc trắng và thuốc tím hòa với axít để tẩy trắng bột. Sau khi tẩy, bột sẽ trắng phau. Với giá bán trung bình từ 25.000 - 30.000 đồng/kg, nghề làm miến đã mang lại của ăn, của để cho nhiều gia đình trong làng và thay vì cách làm truyền thống mất nhiều thời gian, năng suất thấp, nhiều hộ dân đã tìm sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa. 

Băn khoăn về việc sử dụng những hóa chất này sẽ gây độc hại cho người dùng, chị H gạt tay: “Độc hại gì đâu, việc sử dụng thuốc tím để tẩy khuẩn, còn thuốc trắng sẽ làm bột dai, dẻo và để được lâu hơn”. Thấy tôi còn có vẻ hoài nghi, chị này tiếp tục: “Loại thuốc ấy bán đầy ngoài chợ. Nhiều nhất là chợ Đồng Xuân, mua bao nhiêu cũng được, giá lại rẻ lắm”. 

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì chúng tôi được biết, đây là một loại hợp chất cực độc, vì khi đổ axít trộn với hai hóa chất đó sẽ gây phản ứng mạnh, thậm chí có thể làm bỏng da, kèm theo mùi hắc bốc lên nồng nặc và người tiếp xúc trực tiếp rất dễ bị viêm loét, nếu làm việc dài ngày. Bởi vậy, với những thợ làm miến có truyền thống lâu năm, uy tín thì rất hiếm khi họ sử dụng đến những loại hóa chất đó.
 
Theo Lao Động
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang