Mổ xẻ 3 khẩu súng bắn dưới nước lừng danh một thời của Nga

author 19:03 05/02/2017

(VietQ.vn) - Súng trường ADS, súng trường APS và súng ngắn SPP-1 là "top" 3 súng bắn dưới nước sáng giá nhất của Hải Quân Nga trong nhiều thập kỷ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Súng bắn dưới nước được phát triển từ 50 năm trước nhằm trang bị cho lực lượng đặc công người nhái và thợ lặn chiến đấu. Tuy nhiên, các vũ khí này còn nhiều hạn chế và chưa cho thấy tính khả dụng trong thực chiến.

Cuối thập niên 1960, Viện nghiên cứu Cơ khí Chính xác Khoa học Trung ương Liên Xô bắt đầu nghiên cứu chế tạo súng ngắn dùng dưới nước. Thách thức lớn nhất đặt ra là nước có lực cản gấp 800 lần so với không khí. Dù thế giới đã cho ra đời nhiều loại súng khai hỏa được dưới nước nhưng mức độ sát thương mà chúng tạo ra lại là chuyện khác.

Súng trường ADS sáng giá nhất của Nga

Theo Army Recognition, với khả năng hoạt động cả ở dưới nước lẫn trên cạn, mẫu súng trường tấn công ADS sẽ là mẫu vũ khí giúp lực lượng tác chiến đặc biệt của Hải quân Nga trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Khác với các loại súng bắn dưới nước trước đây của Liên Xô, ADS cho phép người sử dụng tác chiến hiệu quả ở mọi loại môi trường mà không cần tới bất kỳ sự chuyển đổi nào. Súng trường ADS là ứng cứ viên sáng giá duy nhất của Nga. Về thiết kế, ADS có hình dáng khá giống mẫu súng trường tấn công dạng bullpup.

Súng trường ADS sáng giá nhất của Nga. Ảnh: Kiến Thức

Súng trường ADS sáng giá nhất của Nga. Ảnh: Kiến Thức 

Một trong những yếu tố giúp ADS có thể hoạt động ở cả hai môi trường là việc nó sử dụng hai loại đạn khác nhau với mẫu đạn 5,45×39mm M74 dành cho trên cạn và 5,45×39mm PSP khi ở dưới nước. Và khi thay đổi môi trường hoạt động người nhái Nga chỉ cần thay đổi hộp tiếp đạn để tiếp tục sử dụng mẫu súng này đơn giản hơn rất nhiều so với APS.

Tuy được thiết kế để hoạt động dưới nước nhưng ADS cũng được tích hợp sẵn một súng phóng lựu 40mm sử dụng đạn VOG-25 và VOG-25P, mẫu vũ khí hỗ trợ này có thể gắn vào hoặc tháo ra tùy yêu cầu nhiệm vụ có thể tháo rời. Một cải tiến nữa là ADS được làm bằng vật liệu tổng hợp giúp nó chống bị ăn mòn khi hoạt động dưới nước vốn xảy ra trên APS.

Tầm bắn hiệu quả của ADS ở dưới nước là 25m khi ở độ sâu 30m và 18m khi ở độ sâu 20m thiết kế của mẫu đạn 5,45mm PSP cũng khác so với mẫu đạn 5,45mm tiêu chuẩn của Quân đội Nga. Trong khi đó, khi bắn trên cạn ADS không khác gì một khẩu súng trường tấn công thông thường với tầm bắn hiệu quả từ 500-1.000m với tốc độ bắn tối đa có thể đạt là 700 viên/phút.

ADS có chiều dài cơ sở là 685mm ngắn hơn so với một khẩu AK-74M với chiều dài nòng là 418mm và nặng tới 4.6kg một phần do thiết kế cũng như súng phóng lựu 40mm nó phải mang theo. Hộp tiếp đạn của ADS cũng sử dụng hộp tiếp đạn tiêu chuẩn của AK-74 với 30 viên.

Súng trường tấn công đặc biệt ADS được đánh giá là mẫu súng có các tính năng kỹ chiến thuật tốt, nhưng cũng có một số mặt hạn chế nhất là trọng lượng của súng còn quá nặng mặc dù nó đã được làm bằng vật liệu tổng hợp siêu nhẹ, bù lại khi ở dưới nước nó lại là mẫu vũ khí tuyệt vời mà không phải quốc gia nào cũng có.

Súng trường APS 'độc nhất vô nhị' của người nhái Nga

Súng trường APS có thiết kế đơn giản với chỉ 42 bộ phận cấu thành, hình dáng tương tự AK-47. Súng này bắn 5 đạn phi tiêu 66 x 120 mm từ hộp tiếp đạn 26 viên, theo chuyên gia vũ khí Chris Eger từ trang Guns.com.

 Súng trường APS. Ảnh: Kiến Thức

 Súng trường APS. Ảnh: Kiến Thức

Súng APS có tốc độ bắn 600 viên một phút, kể cả dưới nước hay trên cạn. Nhưng giống như khẩu SPP và Mk 1, súng APS có nòng trơn. Nó phát huy hiệu quả khi chiến đấu dưới nước nhưng gần như vô hại trên bờ.

Năm 1970, Quân đội Liên Xô chấp nhận thiết kế APS của Vladimir Simonov và mẫu súng này được đưa vào thử nghiệm đến năm 1975 nó mới được biên chế chính thức cho các đơn vị người nhái Liên Xô. Vào thời điểm đó APS là mẫu súng trường tấn công duy nhất trên thế giới có thể hoạt động được dưới nước và các thông tin về nó được giữ bí mật cho đến khi Liên Xô tan rã.

Súng ngắn SPP-1

Súng ngắn SPP-1 trông gần giống súng ngắn thông thường. Nó có 4 nòng chụm lại trong một cụm hình vuông trước khóa cò và có thể tháo lắp. Điểm khác biệt lớn nhất giữa SPP-1 và các súng ngắn khác nằm ở cách nó khai hỏa. SPP-1 sử dụng đạn phi tiêu bằng thép, đầu dẹt, dài 115 mm, trọng lượng khoảng 13 g mỗi viên, theo Segel.

Khi đạn phi tiêu bay khỏi nòng súng, chúng sẽ giữ được đường bay ổn định nhờ cơ chế tạo bọt. Những bong bóng li ti xung quanh mũi phi tiêu đầu dẹt sẽ giúp đạn lướt đi dưới nước. Cơ chế tạo bọt giúp giảm lực cản phi tiêu, tăng độ chính xác và mức sát thương.

Hải quân Liên Xô năm 1971 biên chế SPP-1 cho lực lượng người nhái và thợ lặn chiến đấu. Súng ngắn SPP-1 sau đó được bổ sung một vài cải tiến để nâng cấp thành súng SPP-1M. Đặc nhiệm hải quân Nga vẫn sử dụng SPP-1M ít nhất cho đến năm 2011.

 Súng ngắn SPP-1. Ảnh: VnExpress

 Súng ngắn SPP-1. Ảnh: VnExpress

Dù nhiều biến thể của súng SPP-1 đã xuất hiện song hiệu quả của chúng vẫn rất hạn chế. Tầm bắn tối ưu của SPP-1M chỉ đạt khoảng 17 m ở độ sâu 5 m và giảm nhanh khi độ sâu tăng lên. Súng SPP-1M có thể bắn trên mặt nước nhưng do nó dùng đạn phi tiêu trong nòng trơn nên độ chính xác giảm đáng kể.

An Dương (T/h)

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang