Mổ xẻ điểm lợi hại khiến xe tăng Mỹ chưa tìm được đối thủ xứng tầm

author 19:15 10/04/2018

(VietQ.vn) - Theo các chuyên gia quân sự đánh giá, xe tăng Christie M1931 do Mỹ chế tạo vào năm 1931 vẫn chưa tìm được đối thủ xứng tầm với mình.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Phiên bản xe tăng đầu tiên được trang bị hệ thống treo là loại xe tăng Christie M1919 ra đời vào năm 1919. Hệ thống treo đã tỏ ra đặc biệt hiệu quả khi cho phép các bánh xe của chiếc xe tăng di chuyển độc lập với nhau với độ lệch lên tới 25cm.

Tuy nhiên người Mỹ lại chưa muốn dừng lại ở đó, họ đòi hỏi một loại xe tăng có hệ thống treo với mỗi bánh xe di chuyển được khoảng từ 50 tới 70cm theo chiều thẳng đứng. Đây là một thử thách kỹ thuật vào thời đó bởi nếu mở rộng hệ thống treo, xe tăng sẽ bị gia tăng trọng lượng, kích thước và dẫn tới không thể tăng được tốc độ tối đa.

Xe tăng Mỹ. Ảnh: Kiến thức

Xe tăng Christie M1919 Mỹ. Ảnh: Kiến thức 

Phiên bản Christie M1928 chỉ nặng khoảng 9 tấn, được trang bị động cơ có công suất tổng cộng 338 sức ngựa đã đạt kỷ lục chiếc xe tăng chạy nhanh nhất thời bấy giờ với tốc độ 68km/h.

Choáng váng hơn, phiên bản xe tăng Christie M1928 còn có khả năng... tháo xích để chạy bằng lốp. Khi chạy bằng lốp, tốc độ của nó lên tới 110 km/h và kíp lái vẫn hoàn toàn có thể điều khiển một cách dễ dàng.

Cuối cùng, tới khi xe tăng Christie M1931 ra đời vào năm 1931, nó đã phá mọi kỷ lục về tốc độ của xe tăng trước đó, đạt vận tốc 165 km/h, vượt qua giới hạn tốc độ của gần như mọi đường cao tốc trên thế giới hiện nay.

Vũ khí ‘thần sấm sét’ của Nga khiến NATO 'rụng rời chân tay' mỗi khi nhắc tên(VietQ.vn) - Với khả năng vừa tiến vừa bắn tên lửa phòng không Tor-M2U trở thành vũ khí "độc nhất vô nhị" của Nga khiến đối phương sợ chết khiếp.

Sau sự thành công của hệ thống treo này, gần như mọi xe tăng trên thế giới đều được phát triển với hệ thống treo, kể cả các xe tăng hạng nặng. Tuy nhiên những "vua tốc độ" trên chiến trường không thể kể tới dòng xe tăng BT và chiếc T-34 của Liên Xô.

Sau này và tới tận ngày nay, các dòng xe tăng khác trên thế giới về cơ bản là chỉ cải biên lại hệ thống treo từ những chiếc xe tăng Christie của Mỹ thời trước. Vậy nên, hoàn toàn có thể nói Chistie M1931 là ông tổ của kiểu tác chiến tốc độ trên chiến trường, thay vì lề mề bò từng centimet như các loại xe tăng hạng nặng trong Chiến tranh Thế giới thứ 1.

Xe tăng Christie M1931 sở hữu hệ thống khung gầm đặc biệt khiến nó trở thành vũ khí có thể vượt qua được cả ngưỡng tốc độ trên những con đường cao tốc trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Những chiếc xe tăng Christie của Mỹ cũng là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống treo, chính nhờ hệ thống treo này mà nó có thể đạt được vận tốc cao tới như vậy.

Hệ thống treo độc lập ở các bánh cho phép mỗi bánh xe có thể di chuyển theo một cao độ khác nhau, giúp chiếc xe tăng này vượt vật cản tốt hơn, kèm theo đó là khả năng gia tăng tốc độ tối đa thay vì bị giới hạn tốc độ như ở các loại xe tăng trước đó.

Tới tận ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật đã phát triển vượt bậc nhưng vẫn chưa một chiếc xe tăng nào của thế giới có tốc độ vượt qua được chiếc Christie M1931 của Mỹ thời đó.

Theo các chuyên gia quân sự thì ít người biết rằng lực lượng tăng chiến đấu hạng trung được phát triển từ những năm 1930 của Nga thời kỳ còn là Liên Xô được bắt nguồn từ những mẫu tăng hạng trung M1931 Christie của Mỹ.

Những mẫu xe tăng đầu tiên được chuyển sang Liên Xô theo các đợt đặt hàng lấy danh nghĩa là các máy cày nông nghiệp và chỉ có một ít trong đó là được lắp đặt tháp pháo. Với số mẫu xe tăng Christie và một số biến thể xe tăng của Tây Ban Nha, đã giúp cho nhà thiết kế xe tăng của Liên Xô Mikhail Koshkin phát triển nên nền tảng cơ sở của lực lượng tăng thiết giáp Liên Xô sau này.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang