Mổ xẻ sức mạnh ngoài không gian của hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow 3 của Israel

author 19:30 26/01/2017

(VietQ.vn) - Hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow 3 của Israel có khả năng bay vào không gian vũ trụ và xâm nhập bầu khí quyển với tốc độ cao chưa từng thấy.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Báo VnExpress dẫn thông tin từ trang Sputnik cho biết, Không quân Israel mới đây đã  tuyên bố hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo mới nhất của nước này là Arrow 3  được biên chế chính thức, đánh dấu kỷ nguyên mới trong hoạt động phòng thủ đa tầng của nước này

Hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow 3 do tập đoàn Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Israel (IAI) và tập đoàn Boeing của Mỹ phối hợp phát triển dựa trên phiên bản Arrow 2, được đưa vào hoạt động từ năm 2000.

Hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow 3 của Israel . Ảnh: VnExpress

Hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow 3 của Israel . Ảnh: VnExpress

Hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow 3 được cải tiến để có thể đạt độ cao gấp đôi Arrow 2 và được trang bị các cảm biến quang học để tự tìm kiếm mục tiêu trong pha cuối của hành trình. Loại tên lửa này còn có khả năng bay vào không gian vũ trụ, nơi đầu đạn của tên lửa đạn đạo tách ra khỏi tên lửa đẩy và đang chuẩn bị quay lại xâm nhập bầu khí quyển với tốc độ cao.

Theo Bộ Quốc phòng Israel, Arrow 3 sẽ phối hợp với hệ thống Arrow 2 để làm giảm đáng kể nguy cơ Israel bị các loại tên lửa tấn công. Đây là hệ thống được quân đội Israel triển khai ở căn cứ không quân Palmahim bên bờ biển Địa Trung Hải nhằm mục đích chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, hệ thống lá chắn tên lửa này cho phép họ chống lại các loại tên lửa đặc biệt là từ các chiến binh Dải Gaza, Palestine và các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ Iran đặc biệt là nhóm khủng bố Hezbollah.

Theo báo Công an Nhân dân, lịch sử phát triển của hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow 3 có thể nói bắt đầu vào tháng 8-2008 khi Israel và Hoa Kỳ hợp tác cùng nhau để nghiên cứu một loại tên lửa đánh chặn có khả năng đánh trúng các mục tiêu trong khí quyển tầng cao. Công việc cụ thể được giao cho Tập đoàn Công nghiệp hàng không Israel (IAI) và Boeing của Mỹ.

hệ thống Arrow 3

Các nhà phát triển đã đặt ra cho Arrow 3 các mục tiêu như sau nó sẽ có thể đạt độ cao gấp đôi người tiền nhiệm Arrow 2 và được trang bị các cảm biến quang học để tự săn đuổi mục tiêu trong pha cuối của hành trình. Loại tên lửa này có khả năng đánh chặn các đầu đạn hạt nhân khi chúng đã tách khỏi tên lửa chiến lược trong tầng khí quyển.

Mỗi hệ thống Arrow 3 sẽ có radar Green Pine tương tự như các radar TPY-2 AN được Mỹ triển khai tại Israel thời đó. Arrow 3 cũng phải có tỉ lệ đánh chặn cao hơn hệ thóng Arrow 2.

Theo các chuyên gia Israel, Arrow 2 có tỉ lệ đánh chặn lên tới 90 % trong thử nghiệm. Ngoài ra theo cựu giám đốc Cơ quan phát triển vũ khí và công nghệ, hiện giờ là Chủ tịch Tổ chức Không gian Israel Yitzhak Ben Yisrael,  Arrow 3 có thể trở thành vũ khí diệt vệ tinh.

Quốc gia Do Thái bắt đầu thử nghiệm Arrow 3 lần đầu vào tháng 3-2011. Ngày 23-1-2012, Bộ Quốc phòng Israel công bố một đoạn video mà theo họ đã  thử nghiệm thành công động cơ đẩy cũng như tính năng bay và các biến của Arrow 3 tại căn cứ không quân Palmachim.

Ngày 25-2-2013, cũng tại  căn cứ không quân Palmachim, một tên lửa Arrow 3 đã lần đầu tiên đạt đến độ cao 100 km. Ngày 3-1-2014, Arrow 3 đã đánh chặn thành công một mục tiêu ảo. Israel cũng từng mang một mô hình đầy đủ của hệ thống Arrow 3 đến triển lãm hàng không  Paris Air Show vào tháng 6-2009.

Hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow-3 sẽ tiêu diệt tất cả những mục tiêu trên không. Ảnh: Công an Nhân dân

Hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow-3 sẽ tiêu diệt tất cả những mục tiêu trên không. Ảnh: Công an Nhân dân 

Chương trình phát triển Arrow 3 dự kiến sẽ ngốn từ 700 - 800 triệu USD. Và mỗi đơn vị Arrow 3 sẽ có giá 2 - 3 triệu USD, tuy vậy nó sẽ không hề đắt đỏ bởi với Israel, Arrow 3 ngoài một lá chắn phòng thủ tên lửa thì còn là một mặt hàng xuất khẩu chiến lược trên thị trường vũ khí thế giới.

Tuy nhiên, theo báo Đất Việt, các chuyên gia cho biết rằng, trong thành phần của tổ hợp phòng thủ tên lửa do liên minh Mỹ-Israel sản xuất có hệ thống radar rất giống với trạm chỉ huy 5H63C và hệ thống dẫn hướng 30N6 của hệ thống phòng thủ tên lửa S-300.

Trạm chỉ huy trung tâm không khác gì trạm chỉ huy 55K6E của hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 “Triumph”, trạm này thu nhận dữ liệu, tín hiệu từ tổ hợp radar 91N6E có khả năng phát hiện và theo dõi các mục tiêu khí động. Hơn nữa các xe kéo để kéo bệ phóng tên lửa cũng tương tự sản phẩm của MAZ.

Các chuyên gia nhận định rằng, rất có khả năng đây là các thiết bị của Nga hoặc chúng được sản xuất “sao chép” theo những tính năng của các hệ thống, thiết bị của Nga.

Điều này có nghĩa là tổ hợp phòng thủ tên lửa này có nguyên tắc hoạt động tương tự S-300 (S-400) và các tên lửa được phòng từ bệ phóng của tổ hợp Arrow của Israel được dẫn đường đến mục tiêu.

Tổ hợp phòng thủ tên lửa Arrow-3 sẽ tiêu diệt tất cả những mục tiêu trên không và chúng sẽ trở thành một trong năm hệ thống phòng thủ của Israel. Hiện nay Israel đang nghiên cứu và phát triển triển khai dự án phòng thủ trên không đa tầng.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang