Một cô gái sau khi tiêm filler làm đẹp: Ngực căng tức, bầm tím

author 15:32 24/02/2018

(VietQ.vn) - Mới đây, trên một diễn đàn chuyên về phẫu thuật thẩm mỹ, một cô gái trẻ hiện đang sinh sống tại Nhật Bản sau 1 ngày tiêm filler nâng ngực đã trở nên bầm tím, căng tức và mần ngứa khắp người.

Thông tin từ Tạp chí điện tử Thế giới di sản, một cô gái sau khi thực hiện tiêm filler vùng ngực bị chảy máu, cô lo lắng vết thâm hiện tại không thể mờ mà tạo thành mủ thì rất nguy hiểm nên không ngại ngần chia sẻ hình ảnh, hỏi dân mạng về cách giải quyết, tìm địa chỉ bác sĩ để cứu chữa. Thực tế việc tiêm filler sẽ rất nguy hiểm nếu quá trình tiêm bị chảy máu, thâm tím, vì thế hiện trạng của cô gái rất đáng báo động, chưa kể đến cô còn bị ngứa khắp người như dị ứng, phát ban, phát sốt.

Một cô gái sau sau khi tiêm filler làm đẹp: Ngực căng tức, bầm tím

 Một cô gái sau sau khi tiêm filler làm đẹp: Ngực căng tức, bầm tím. Ảnh Fb.

Sau khi đọc chia sẻ của cô gái này, nhiều dân mạng đã tỏ ra xót thương xen lẫn bất bình:

Tài khoản có nickname N.D.T chia sẻ: "Giá tiêm ngực đắt ngang với nâng, mình khuyên các bạn nào có ý định tiêm ngực thì ngưng ngay đi nhé. Mình được học chuyên khoa nâng cao của các bác trong Sài Gòn, chẳng có bác nào đi tiêm filler vào ngực cả, tiền mất, tật mang lại còn chẳng đẹp nữa chứ, quá xui cho bạn này".

Cô bạn D.H.N cũng cho hay: "Phải có chuyên môn mới tiệm được bạn ạ, tiêm trúng mạch máu sẽ xảy ra hiện tượng bầm tím như thế, không nên tiêm chất này vì không giữ được lâu 6 tháng tiêm lại tiêm hoài sẽ không tốt nhé".

Còn theo Đại tá, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tài Sơn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hiện nay nhiều cơ sở còn tự ý nâng ngực bằng chất làm đầy (filler) - là một chất thay thế acid hyaluronic trong tế bào của con người. Filler được chiết xuất bằng rất nhiều công nghệ, có thể tổng hợp từ bò, cừu. Chúng chỉ có tác dụng trong khoảng 4-18 tháng.

Tuy nhiên, PGS Sơn khuyến cáo hiện chưa có loại filler nào đảm bảo để nâng ngực. Do đó, cách làm đẹp không được khuyến khích. Bởi ngực có những động mạch, tĩnh mạch rất lớn, tiêm chất làm đầy sẽ gây ra những tai biến nguy hiểm.

Bên cạnh đó, tiêm filler vào ngực buộc phải dùng khối lượng lớn, sẽ làm cho vùng da ngực bị thiểu dưỡng, chèn ép vào các mạch máu nuôi dưỡng khiến vùng da bên ngoài sẽ bị biến dạng màu, thậm chí hoại tử.

Trong đó, ngoài việc làm biến dạng ngực, gây viêm, co vón tuyến sữa, hoại tử, filler còn làm tắc động mạch phổi, khi lên não làm tắc động mạch não gây đột quỵ. Nhiều trường hợp phải phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú mới khắc phục được hậu quả.

Trước đó, cuối năm 2017, Zing.vn cũng đưa thông tin về một trường hợp nang mũi bằng tiêm filler. Theo đó, với mong muốn sở hữu mũi cao, thanh thoát mà không cần phẫu thuật, Nguyễn Thanh Hà (27 tuổi, Hưng Yên) đã tin tưởng một spa gần nhà và đồng ý tiêm chất làm đầy (filler) vào vùng mũi. Ngày thứ 2 sau khi làm đẹp, mũi chị Hà bắt đầu có hiện tượng sưng đỏ, dần chuyển sang bầm tím. Chị được spa này giải thích đây là hiện tượng bình thường và chờ cho mũi hết sưng.

Ngày thứ 5, tình trạng mũi không được cải thiện, thậm chí tiến triển nặng hơn và có dấu hiệu hoại tử. Quá lo sợ, bệnh nhân lập tức về Hà Nội thăm khám và kiểm tra.

Bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Hoàng Hà (tốt nghiệp bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội), người điều trị biến chứng sau thẩm mỹ cho Hà, chia sẻ bệnh nhân bị tiêm filler trúng tĩnh mạch nên bị tắc mạch máu, không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hoại tử, khó giữ lại phần mũi.

Bệnh nhân đã được tiêm tan và truyền kháng sinh hàng ngày. Sau 5 ngày điều trị, phần mũi của Hà đã bớt bầm tím, sưng tấy và dần hồi phục trở lại.

HD(t/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang