Một số thay đổi mới về BHXH từ 1/7: Tăng lương cơ sở, tăng trợ cấp thai sản

author 10:57 30/06/2017

(VietQ.vn) - Tăng lương cơ sở và tăng trợ cấp thai sản là 2 trong số những sính sách mới về Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ 1/7/2017.

Dưới đây là một số thay đổi mới về chính sách BHXH từ ngày 1/7/2017

Tăng lương cơ sở và công tác phí đối với cán bộ, công chức, viên chức

Từ ngày 1-7-2017, Nghị định 47/2017/NĐ-CP có hiệu lực, mức lương cơ sở áp dụng đối với công chức, viên chức, cán bộ tăng từ 1.210.000 lên 1.300.000 đồng (tăng khoảng 90.000 đồng, tương đương 7,4%).

Theo Nghị định này, có 9 nhóm đối tượng được xếp hưởng mức lương, phụ cấp. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác (tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật, tính các khoản trích và các chế độ,..).

Từ 1-7-2017, hàng loạt mức công tác phí, phụ cấp lưu trú, thanh toán theo thực tế, thanh toán công tác phí theo tháng,... mới sẽ được tăng thêm theo Thông tư 40/2017/TT-BTC do Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị có hiệu lực.

mot-so-thay-doi-moi-ve-bhxh-tu-17-tang-luong-co-so-tang-tro-cap-thai-san

 Lương cơ sở của cán bộ, công nhân viên chức tăng từ 1/7/2017. Ảnh minh họa

Theo Thông tư này, đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ,...

Cụ thể, công chức, viên chức, cán bộ và người lao động ở đất liền được cử đi công tác hoặc làm nhiệm vụ trên biển, đảo được hưởng phụ cấp lưu trú 250.000 đồng/người/ngày; áp dụng cho cả nhữg ngày làm việc trên biển, đảo, những ngày đi, về trên biển, đảo).

Đối với thanh toán theo hình thức khoán, cấp lãnh đạo cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các chức danh lãnh đạp có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên mức khoán 1.000.000 đồng/ngày/người; không phân biệt nơi đến công tác.

Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Ngày 29/5/2017, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn 2039 / BHXH-CSYT về việc áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định số 47/2017/NĐ-CP trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.Theo đó, từ ngày 01/7/2017, sẽ áp dụng mức lương cơ sở mới 1.300.000 đồng/tháng để thanh toán chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Đơn cử như sau:

Người có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh đúng quy định, có tổng chi phí một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở tương đương với 195.000 đồng không phải thực hiện cùng chi trả. Quy định hiện hành là 181.500 đồng. Khoản 1 của Công văn số 2046/BHXH-CSYT ngày 06/6/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

mot-so-thay-doi-moi-ve-bhxh-tu-17-tang-luong-co-so-tang-tro-cap-thai-san

 Mức khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng nhẹ từ 1/7/2017. Ảnh minh họa

Cũng theo Công văn số 2039/BHXH-CSYT thì việc thực hiện thanh toán chế độ bảo hiểm y tế này áp dụng kể cả trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế vào viện trước ngày 01/7/2017 nhưng xuất viện từ ngày 01/7/2017.

Trường hợp người bệnh được cơ sở y tế chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật quy định tại Quyết định 36/2005/QĐ-BYT về việc ban hành Danh mục dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn, quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi mức hưởng nhưng không vượt quá 52.000.000 đồng cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật (Quy định hiện hành tại Khoản 2 Công văn 2046 là không vượt quá 48.400.000 đồng).

Mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 58.500.000 đồng (Quy định hiện hành là 54.450.000 đồng); không áp dụng quy định này đối với vật tư y tế có quy định tỷ lệ thanh toán tại cột 5 Danh mục vật tư y tế tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BYT .

Tăng tiền dưỡng sức sau khi ốm đau

Từ ngày 01/7/2017, tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau (sau đây gọi gọn là tiền dưỡng sức sau khi ốm đau) của người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sẽ tăng lên thành 390.000 đồng/ngày (hiện hành là 363.000 đồng/ngày).

Để hưởng tiền dưỡng sức sau khi ốm đau, người lao động đã hưởng hết thời gian quy định chế độ ốm đau trong một năm, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức sau khi ốm đau do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định.

Tăng mức phí tham gia BHYT hộ gia đình lên 7,3 %, tăng trợ cấp thai sản 7,4%.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, mức tham gia BHYT hộ gia đình được xây dựng trên “nền” lương cơ sở.

Mức tham gia Bảo hiểm y tế hội gia đình được xây dựng dựa trên mức lương cơ sở. Cụ thể tại điểm G Khoản 1 Điều 2 của Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm Y tế có nêu, 'người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ đóng phí bảo hiểm y tế theo tháng mức 4,5% theo lương cơ sở. Từ người thứ 2 đến 4, mức phí lần lượt bằng 70%, 60% và 50% mức tham gia và từ người thứ 5 trở đi, mức tham gia còn 40% mức tham gia của người thứ 1'.

Đồng nghĩa, việc lương cơ sở tăng lên 1.300.000 đồng, mức phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tăng thêm khoảng 7,3%.

Từ ngày 1-7-2017, việc điều chỉnh lương cơ sở cũng nâng mức trợ cấp một lần sinh con hoặc nhân nuôi con nuôi (trợ cấp thai sản) tăng khoảng 7,4% so với hiện hành.

Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái lý giải nguồn gốc tài sản 'khủng'(VietQ.vn) - Tổng tài sản của Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái gồm 2 ngôi nhà ở thành phố Yên Bái, một căn chung cư cao cấp ở Hà Nội cùng trang trại 2ha và lô đất 1.000m2.

Theo Điều 39 - Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định việc trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi. Cụ thể, lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhân con nuôi dưới 6 tháng tuổi được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận con nuôi.

Đối với trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì người cha được hưởng trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Mức trợ cấp thai sản được điều chỉnh tăng 7,4%.

Lâm Anh (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang