Một từ này lý giải tại sao Steve Jobs trở thành huyền thoại

author 14:57 02/05/2015

Tại thời điểm Steve Jobs qua đời, ông được cho là doanh nhân công nghệ vĩ đại nhất trong lịch sử - người dẫn dắt công ty có giá trị lớn nhất thế giới, thay đổi cách mọi người tương tác với máy móc.

lý giải,  Steve Jobs, huyền thoại, công nghệ, apple, iphone, ipad

Theo tác giả nổi tiếng Malcolm Gladwell, là một hình mẫu như chính tính cách của mình, Jobs không trở thành một huyền thoại vì trí tuệ siêu phàm hay những nguồn lực xuất chúng, hoặc thậm chí những thực hành 10.000 giờ (một lý thuyết của Malcolm Gladwell đề xuất).

Thay vào đó, tại diễn đàn kinh tế thế giới tổ chức tại New York mới đây, tác giả nổi tiếng này giải thích rằng Jobs đã phá vỡ mọi lý thuyết và trở thành huyền thoại nhờ cá tính mà bất kỳ người nào trong chúng ta cũng có thể phát triển.

"Tính cấp thiết", Gladwell tuyên bố, đặc điểm chung của Jobs và doanh nhân lỗi lạc khác.

Malcolm Gladwell  đề cập lại câu chuyện về Jobs và trung tâm nghiên cứu của Xerox (PARC)- cỗ xe tăng sáng tạo được đặt gần trường đại học Stanford.

Trong những năm 1960, "Xerox là công ty công nghệ cao quan trọng nhất trên thế giới”, Gladwell nói, và với PARC, trung tâm này đã thuê các nhà khoa học vĩ đại nhất trên thế giới, dành cho họ ngân sách nghiên cứu không giới hạn, và nói với họ hãy dành thời gian để phát minh tương lai.

Và họ đã làm điều đó.

PARC đã phát minh ra:

- Các máy tính cá nhân.

- Phần lớn về Internet.

- Bộ vi xử lý từ.

- Đồ họa giao diện người dùng

Sau đó, vào tháng 12 năm 1979, một anh chàng khởi nghiệp 24 tuổi đến từ Cupertino có tên Steve được mời đến tham quan PARC.

Họ đưa anh vào một tour du lịch và Steve thấy một vài thứ mà anh không bao giờ nhìn thấy trước đó.

Đó là một con chuột. Nó nhấp chuột một biểu tượng trên màn hình.

"Ôi Chúa ơi", Jobs nói. "Thứ này sẽ biến thành máy tính cá nhân."

Các chàng trai từ PARC nói, "Vâng, chúng tôi biết điều này. Chúng tôi đã làm việc này trong 10 năm qua."

Jobs bắt đầu nhảy cẫng lên trong niềm phấn khích. Anh ta chạy đến chiếc xe của mình, lái xe trở lại Cupertino. Anh chàng nói với nhóm phần mềm của mình rằng anh vừa mới nhìn thấy "những điều đáng kinh ngạc nhất" tại Xerox PARC, được gọi là đồ họa giao diện người dùng.

Bạn không cần gõ dòng lệnh với một đồ họa giao diện người, Gladwell nói; bạn chỉ cần nhấp vào một biểu tượng trên màn hình.

Jobs hỏi liệu họ có thể làm điều tương tự.

Các kỹ sư nói không.

Jobs đã nói rằng họ đã phải làm bằng mọi giá, phải từ bỏ bất cứ điều gì họ đang làm đi.

Sau đó, ông đi tới qua thị trấn, nói chuyện với một nhà thiết kế công nghiệp và đề nghị làm một con chuột Xerox giá 300 USD với giá 15 USD.

"Jobs cầm lấy con chuột và đồ họa giao diện người dùng và kết hợp chúng với nhau. Và kết quả chính là Macintosh- sản phẩm mang tính biểu tượng nhất lịch sử thung lũng Silicon, sản phẩm đặt nền móng cho hành trình phi thường của Apple cho tới ngày hôm này,” Gladwell nói.

Chuyện gì đã xảy ra? Gladwell hỏi. Tại sao chúng ta sử dụng máy tính của Apple và không phải máy tính Xerox?

"Phải chăng Steve Jobs thông minh hơn so với những người ở Xerox PARC?" Gladwell tiếp tục. "Không Họ thông minh hơn. Họ phát minh ra đồ họa  giao diện người dùng. Steve chỉ lấy 'trộm' nó."

Ông ấy có cái nhìn sâu sắc hơn Xerox? Không.

Steve Jobs và cộng sự có nhiều nguồn lực hơn? Không, Xerox là cỗ máy lợi nhuận điên rồ tại thời điểm đó. Jobs chỉ điều hành một dự án khởi nghiệp.

Sự khác biệt?

"Jobs có sự nhạy cảm về tính cấp bách", Gladwell nói. "Anh ta muốn làm điều đó ngay bây giờ. Steve Jobs tức tốc tới Cupertino và nói, buông tất cả mọi thứ, chúng ta đang làm một thứ tại một thời điểm rất quan trọng.”

Trong khi những con người tại Xerox, với thời gian không giới hạn và tiền bạc của họ, suy nghĩ của những thiên tài không thể vội vã.

Jobs đang rất vội vã - ông cảm nhận sự khẩn cấp - và đó là một phần thiên tài của ông.

Theo Trí Thức Trẻ


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang