Mũ bảo hiểm giả mạo nhãn hiệu bày bán công khai, hệ luỵ khôn lường

author 09:45 19/09/2020

(VietQ.vn) - Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang vừa phát hiện phụ tùng giả nhãn hiệu Honda, mũ bảo hiểm trong một cửa hàng sửa chữa xe máy.

Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hà Giang, sau thời gian tìm hiểu và xác minh, mới đây Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT Hà Giang tiến hành kiểm tra cửa hàng sửa chữa xe máy Trường Thủy, địa chỉ tổ 15, phường Minh Khai, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang do ông Nguyễn Văn Trường làm chủ.

 Nhiều mũ bảo hiểm giả mạo nhãn hiệu được bày bán tại một cửa hàng phụ tùng xe máy. Ảnh: Cục QLTT Hà Giang

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng QLTT phát hiện 43 phụ tùng xe máy có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu HONDA gồm: 13 biểu tượng mặt nạ nhãn hiệu HONDA - Dream100; 11 ống xả nhãn hiệu HONDA; 19 ốp dầu lọc gió (inox) nhãn hiệu HONDA. Ông Nguyễn Văn Trường - Chủ cửa hàng không xuất trình được bất cứ hóa đơn chứng từ nào liên quan đến số hàng hóa nêu trên. Đội QLTT số 1 đã tiến hành tạm giữ để xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Tiếp đến, Đội QLTT số 6 đã tiến hành kiểm tra đột xuất quầy bán hàng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy có địa chỉ tại tổ 2, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Tại thời điểm kiểm tra phát hiện quầy hàng đang bày bán 17 mũ bảo hiểm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu HONDA. Ông Nguyễn Anh Tiến chủ quầy hàng không xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp liên quan đến số mũ bảo hiểm nêu trên. Đội QLTT số 6 đã tiến hành tạm giữ để xác minh, làm rõ.  

Theo lực lượng QLTT Hà Giang, thời gian tới Cục QLTT tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn.

Vận chuyển hàng nghìn sản phẩm nghi nhập lậu qua dịch vụ chuyển phát nhanh của Viettel(VietQ.vn) - Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện hàng nghìn sản phẩm hàng hóa nhập lậu được vận chuyển qua đường bưu điện.

Nói tới mũ bảo hiểm giả mạo nhãn hiệu, kém chất lượng, theo ghi nhận của lực lượng chức năng, hiện nay, trên rất nhiều tuyến đường quốc lộ, đặc biệt là tuyến đường nội đô ở các thành phố lớn xuất hiện rất nhiều mũ bảo hiểm kém chất lượng được bày bán công khai. Các loại mũ này được chất đầy ở lề đường, trên xe đẩy, trong những cửa tiệm nhỏ lẻ với mức giá chỉ bằng một nửa mũ bảo hiểm chất lượng.

Màu sắc và hình dáng bên ngoài các loại mũ bảo hiểm không đạt chất lượng thường nhìn bắt mắt và đa dạng về kiểu dáng, thời trang nhưng khi so sánh thực tế về chất liệu, độ bền khi chịu lực va chạm thì các loại mũ này đều dễ dàng vỡ nát khi bị va đập mạnh, độ bảo đảm an toàn cho người dùng chỉ là con số 0. Hơn thế nữa, những chiếc mũ bảo hiểm kém chất lượng chủ yếu được gia công bằng nguồn vật liệu chính là nhựa tái chế. Đây vốn là loại nhựa kém chất lượng, rất giòn và dễ biến dạng/ biến chất khi chịu nhiệt độ cao. Đội những chiếc mũ này không có tác dụng bảo vệ não bộ và có nguy cơ chấn thương vùng mặt, vùng đầu khi không may va chạm xảy ra do phần vỏ mũ vỡ vụn thành những mảng nhựa sắc, nhọn. Do đó, để đảm bảo an toàn người tiêu dùng không nên ham rẻ mua những loại mũ bảo hiểm không rõ nguồn gốc mà cần tới những cửa hàng chính hãng để mua được sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất.

Quy định xử phạt mũ bảo hiểm kém chất lượng

Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ chỉ mới quy định xử phạt những cá nhân không đội mũ bảo hiểm hoặc có đội nhưng không cài quai. Với những ai sử dụng nón bảo hiểm kém chất lượng, lực lượng Cảnh sát giao thông chỉ nhắc nhở chứ chưa xử phạt. Theo nghị định 87/2016/NĐ – CP của Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng đối với những cá nhân hoặc cơ sở tham gia sản xuất. Mức phạt được dựa trên quy mô và độ nghiêm trọng của hành vi phạm pháp.

An Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang