Mua thịt gà, phủ tạng không rõ nguồn gốc về sơ chế và đóng gói bán ra thị trường

author 07:09 26/12/2019

(VietQ.vn) - Sau khi kiểm tra một cơ sở chuyên sản xuất chế biến thực phẩm, mới đây lực lượng quản lý thị trường tỉnh Sơn La đã thu giữ gần 500kg nguyên liệu thực phẩm gồm thịt gà, phủ tạng, giò...không rõ nguồn gốc về sơ chế bán kiếm lời.

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, Đột QLTT số 1 phối hợp với Đội Cảnh sát ĐTTP về kinh tế-ma túy Công an TP Sơn La đã tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở chế biến thực phấm của Cấn Thị Nga tại bản Dửn, xã Chiềng Ngần, TP Sơn La, và phát hiện 460kg nguyên liệu  thực phẩm tươi sống gồm: thịt gà, giò, phủ tạng, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Theo khai nhận, Cấn Thị Nga nhập số thực phẩm trên từ dưới xuôi sau đó đem về sơ chế, dán mác, đóng gói và đưa đi tiêu thụ tại địa bàn thành phố và các huyện lân cận. Ước tính trị giá toàn bộ số hàng hóa trên là 7 triệu đồng.

Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ và lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ toàn bộ số hàng hóa thực phẩm đông lạnh trên để tiếp tục xác minh làm rõ vụ việc.

 Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Sơn La tiến hành kiểm tra nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc. Ảnh: Quyên Lưu

Trước tình trạng chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, theo nhận định từ chuyên gia, thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 35% trong số các nguyên nhân. 

Theo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, qua giám sát các vụ ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân do vi sinh vật chiếm hơn 33%, nguyên nhân do độc tố 25,2%, hóa chất 10,4% và 31% không rõ nguyên nhân. Đáng lo ngại là việc sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép đang trở thành một vấn đề không nhỏ đặt ra trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn.

Vận chuyển hàng nghìn lít xăng dầu không rõ nguồn gốc(VietQ.vn) - Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang vừa phát hiện một phương tiện vận chuyển xăng dầu có dấu hiệu vi phạm.

Còn liên quan tới nguyên liệu thực phẩm, trước đó ngày 16/9/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm. Thông tư này quy định về danh mục phụ gia thực phẩm; sử dụng, quản lý phụ gia thực phẩm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm trong thực phẩm phải bảo đảm: Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng và đúng đối tượng thực phẩm; Không vượt quá mức sử dụng tối đa đối với một loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm; Hạn chế đến mức thấp nhất lượng phụ gia thực phẩm cần thiết để đạt được hiệu quả kỹ thuật mong muốn.

Ngoài ra, người sản xuất chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm nếu việc sử dụng này đạt được hiệu quả mong muốn nhưng không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, không lừa dối người tiêu dùng và chỉ để đáp ứng một hoặc nhiều chức năng của phụ gia thực phẩm trong trường hợp các yêu cầu này không thể đạt được bằng các cách khác có hiệu quả hơn về kinh tế và công nghệ, duy trì giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đối với sản phẩm được sử dụng với mục đích đặc biệt mà phụ gia thực phẩm như một thành phần thực phẩm (ví dụ đường ăn kiêng) thì không phải kiểm soát theo các quy định tại Thông tư này.

Trong đó, Bộ Y tế quy định: chỉ được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phụ gia thực phẩm trong trường hợp đã được tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc chịu trách nhiệm về sản phẩm đồng ý bằng văn bản; việc san chia, đóng gói lại này phải không được gây ra nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

An Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang