Mùa xuân và nỗi khổ của những người bệnh viêm mũi dị ứng

author 09:30 18/02/2018

(VietQ.vn) - Mùa xuân là thời điểm “khốn khổ” của những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng mà nguyên nhân là những hạt phấn hoa nhỏ bé từ cây cối, cỏ dại và cả thời tiết nồm ẩm.

Trao đổi trên tờ Vnexpress, Thạc sĩ, bác sĩ Võ Công Minh, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM cho biết, bệnh viêm mũi dị ứng nằm trong nhóm bệnh dị ứng gồm suyễn, nổi mề đay, chàm da. Ở vùng nhiệt đới như Việt Nam, số bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng quanh năm ngày càng tăng. Tỷ lệ viêm mũi dị ứng tăng cao ở những nước công nghiệp phát triển do ô nhiễm môi trường và sự xuất hiện những dị nguyên mới.

Mùa xuân và nỗi khổ của những người bệnh viêm mũi dị ứng

Mùa xuân là thời điểm “khốn khổ” của những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Ảnh minh họa 

Theo bác sĩ Công, viêm mũi dị ứng là những phản ứng quá mức của cơ thể, xảy ra khi hít phải vật lạ trong không khí. Bình thường khi gặp vật lạ, cơ thể sẽ có những phản ứng nhằm bảo vệ. Tuy nhiên, nếu phản ứng xảy ra quá mức, gây ra những tổn hại cho cơ thể thì gọi là phản ứng dị ứng hay trầm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong thì gọi là phản ứng phản vệ. 

Các loại dị nguyên gây viêm mũi dị ứng, thường do các vật lạ bay lẫn trong không khí như phấn hoa, bụi nhà, trong đó con mạt là tác nhân chính. Nấm mốc, bụi khói công nghiệp, lông thú chó, mèo, ngựa, các loại hóa chất.

Thời tiết lạnh, ẩm coi chừng nhiễm bệnh đáng sợ có thể gây dị tật thai nhi (VietQ.vn) - Mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển trong đó có bệnh Thủy đậu vô cùng nguy hiểm cho thai nhi.

Những chất lạ trong thức ăn như sữa, trứng, các loại đậu, hải sản, các loại thuốc kháng sinh, phấn thoa, chất bôi trơn ở bao cao su, xà phòng… đều có thể gây dị ứng. Các chất này thường gây triệu chứng toàn thân hoặc ở bộ máy tiêu hóa, nhưng cũng cho những biểu hiện ở đường thở trên.

Theo tờ Sức khỏe và Đời sống đăng tải, viêm mũi dị ứng do phấn hoa mùa xuân là do tác nhân từ môi trường gây ra nên có thể phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Cần lưu ý, số lượng phấn hoa trong không khí cao nhất từ nửa đêm tới 8 giờ sáng, đặc biệt vào những ngày nắng ấm và khô. Trong khoảng thời gian này cần tránh tối đa việc đi ra ngoài trời, đóng cửa nhà. Nếu cần đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để tránh hít phải phấn hoa trong không khí.

Không nên phơi quần áo ngoài sân vườn, tránh vướng phấn hoa, mặc vào bị dị ứng. Sau khi làm việc ngoài vườn, làm đồng xong cần tắm gội, thay quần áo sạch mới đi ngủ để tránh hít phải phải phấn hoa vương trên quần áo và tóc.

Minh Châu (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang