Mức phạt nào cho cơ sở sử dụng hình ảnh đội tuyển Việt Nam để kinh doanh bao lì xì?

author 06:44 31/12/2018

(VietQ.vn) - Theo Luật sư, tổ chức,cá nhân nào nào sử dụng hình ảnh của HLV Park, hình ảnh cầu thủ, đội tuyển Việt Nam mà chưa được sự đồng ý là sai luật.

Chỉ hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ hợi 2019, các cơ sở kinh doanh phong bao lì xì cũng đã sôi động. Ngoài những chú heo ngộ nghĩnh được lấy là hình chủ đạo vì liên quan tới năm của con vật này thì hình ảnh các cầu thủ của đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam cũng được các cơ sở kinh doanh mặt hàng này tận dụng tối đa, sau khi đội bóng nước nhà giành chức vô địch tại AFF Suzuki Cup 2018. 

Hình ảnh Công Phượng in trên vỏ bao lì xì và được rao bán.

Tuy nhiên, việc sử dụng hình ảnh đội tuyển Việt Nam để khai thác thương mại khi chưa được phép liệu có vi phạm?

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Văn Hùng - Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết, tổ chức, cá nhân nào sử dụng hình ảnh của HLV Park, hình ảnh cầu thủ, đội tuyển Việt Nam mà chưa được sự đồng ý là sai luật. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 1, Điều 32, Bộ luật Dân sự 2015, việc sử dụng hình ảnh người nào thì phải được sự đồng ý của người đó vì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Ngoài ra, nếu sử dụng hình ảnh vì mục đích thương mại thì người sử dụng hình ảnh phải trả một khoản thù lao cho người chụp ảnh.

Không lo hỏng mắt khi dùng điện thoại, máy tính vào ban đêm nhờ 5 ứng dụng công nghệ(VietQ.vn) - Blue Light Filter, Velis Auto Brightness, EasyEyes...là những ứng dụng tiện ích giúp người thường xuyên dùng điện thoại, máy tính vào ban đêm không bị mỏi mắt, ảnh hưởng sức khỏe.

Hơn nữa, tác phẩm nhiếp ảnh là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Khoản 1, Điều 14, Văn bản hợp nhất (VBHN) số 19/VBHN-VPQH năm 2013 (VBHN Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009). Chủ thể nào sử dụng bức ảnh mà không được sự đồng ý của tác giả đều là hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 VBHN Luật Sở hữu trí tuệ.

Nếu sử dụng hình ảnh một người mà không xin phép người đó thì người vi phạm có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng kèm biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo (Điểm b, Khoản 3 và Khoản 7, Điều 51, Nghị định 158/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo).

Những tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tác giả buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng hình thức xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền.

Nguyễn Huệ

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang