Muốn tỏ lòng thành khi cúng ông Táo, tuyệt đối không được làm những điều này

authorHuyền Bùi 06:30 08/02/2018

(VietQ.vn) - Các gia đình cần ghi nhớ những điều kiêng kỵ để cho lễ cúng ông Táo được chu toàn và trịnh trọng.

Phong tục thờ cúng ngày Tết ông Công ông Táo

Theo truyền thuyết, hằng năm, Táo Quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của loài người.

Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà.

Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo sẽ gồm có ba bộ mã, hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Những đồ "vàng mã" sẽ được đốt đi sau lễ cúng.

muon-to-long-thanh-khi-cung-ong-tao-tuyet-doi-khong-duoc-lam-nhung-dieu-nay

 Tết ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người dân Việt Nam từ xa xưa. Ảnh minh họa

Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép.

Các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Tết ông Táo: Cách lau dọn bàn thờ để không bị ‘tán lộc, động tài’(VietQ.vn) - Không nhất thiết phải lau dọn bàn thờ vào dịp Tết ông Táo mà các gia đình có thể thực hiện công việc này bất kỳ thời điểm nào vào dịp cuối năm, đồng thời cũng phải lau dọn đúng cách thì mới gặp may mắn trong năm mới.

Những điều đại kỵ khi cúng ông Táo

Cầu xin tài lộc, sung túc

Ngày lễ cúng ông Công ông Táo là để tiễn các vị thần về chầu trời, tâu với Ngọc Hoàng những chuyện tốt – xấu của gia đình trong năm vừa qua chứ không nói gì đến vấn đề tài lộc, tiền bạc.

Theo các chuyên gia phong thủy, các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.

Thả cá chép từ trên cao

Phóng sinh là nét đẹp trong văn hóa Việt Nam nói chung và của Phật giáo nói riêng. Người dân chuộng dùng cá chép đỏ thật làm lễ tạ Táo, sau đó thả phóng sinh phóng sinh cho cá hóa rồng chở các Táo cưỡi lên chầu Ngọc Hoàng.

Tuy nhiên, đã có nhiều người phóng sinh sai cách: phóng sinh bằng cách đổ, ném, quăng cá, hoặc ném luôn cả túi chứa nước và cá xuống ao hồ... Đây là thiếu ý thức, không phải phóng sinh cá, mà còn là giết cá, làm ô nhiễm môi trường, sai ý nghĩa, chuẩn mực với phong tục cổ truyền thiêng liêng của dân tộc.

Thả cá chép sai cách sẽ không tỏ được lòng thành kính trọn vẹn, làm mất ý nghĩa tâm linh, còn thể hiện thái độ bất kính, còn kéo theo những hệ lụy môi trường bức xúc cho xã hội và làm mất nét đẹp của việc phóng sinh.

Minh Trần (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang