Mỹ đang 'gặp khó' tại chiến trường Syria vì vũ khí này của Nga 'cản chân'?

author 16:05 07/06/2018

(VietQ.vn) - Hệ thống tác chiến điện tử của Nga được coi là vũ khí đang ‘phá hỏng’ toàn bộ khí tài của Mỹ tại Syria.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân của Mỹ cho biết, Nga đang thiết lập hệ thống phòng thủ nhiều lớp tại Syria, nơi các hệ thống radar cảnh báo sớm và các tổ hợp phòng không như Pantsir-S hoạt động kết hợp với các tổ hợp tác chiến điện tử, chiến thuật được phát huy vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cho rằng tại Syria và biển Đen, quân đội Nga còn thu thập và phân tích các tín hiệu điện tử đến từ máy bay quân sự cũng như tên lửa của các nước phương Tây.

Khẳng định thêm lần nữa, chuyên gia trên nói: “Đây là nguy cơ chính đối với vị thế thống trị công nghệ của phương Tây khi các hệ thống tác chiến điện tử của Nga có thể học cách đối phó với trang thiết bị quân sự của Mỹ, tập trung vào tín hiệu điện tử và dấu hiệu đặc thù của chúng. Khách quan mà nói, Mỹ có thể thu hẹp khoảng cách công nghệ với Nga nhưng điều này sẽ mất thời gian”.

 Hệ thống tác chiến điện tử của Nga đang được coi là vũ khí cản chân Mỹ tấn công Syria.

 Hệ thống tác chiến điện tử của Nga đang được coi là vũ khí cản chân Mỹ tấn công Syria. 

Liên quan tới vấn đề này, Đại tướng Raymond Thomas III, Tư lệnh Bộ Chỉ huy các chiến dịch đặc biệt của Mỹ nói các chiến cơ nước này hoạt động tại Syria bị đối phương sử dụng hệ thống tác chiến điện tử gây nhiễu.

"Đối phương thử thách chúng tôi mỗi ngày, chặn tín hiệu liên lạc của chúng tôi, vô hiệu hóa chiến cơ AC-130 của chúng tôi", tướng Thomas phát biểu ở hội thảo ngành tình báo ở thành phố Tampa, Mỹ.

Mặc dù tướng Thomas không nói cụ thể đối phương vận hành các hệ thống tác chiến điện tử tại Syria là quân đội nước nào, song truyền thông Mỹ nhận định Lầu Năm Góc đang ám chỉ lực lượng quân đội Nga tại Syria.

Nga chứng minh vũ khí 'sát thủ' có điều khiển không hề ‘kiệt sức’ tại Syria (VietQ.vn) - Bom chùm thông minh có điều khiển KAB-500Kr vừa được Nga tung ra tiêu diệt hàng loạt phiến quân IS. Động thái này chứng minh được loại vũ khí có điều khiển này không hề bị "kiệt sức" ở Syria.

Truyền thông Mỹ cũng nhận định các hệ thống tác chiến điện tử gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động tác chiến của AC-130 khi thông tin liên lạc giữa chiến cơ này với lực lượng mặt đất và các máy bay không người lái (UAV) bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng không kích nhầm mục tiêu.

Trước khi liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu không kích Syria, kênh truyền hình NBC dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên cho rằng quân đội Nga chặn sóng radio của các UAV do quân đội Mỹ sử dụng tại Syria khiến hoạt động của binh sỹ tại đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nói tới hệ thống tác chiến điện tử của Nga, các chuyên gia quân sự cho biết, công nghệ tác chiến điện tử của Nga là một công nghệ đã phát triển và chín muồi, nó vẫn tiếp tục được đầu tư sau khi Liên Xô sụp đổ. Mặc dù công nghệ Mỹ có thể từng vượt trội so với công nghệ tương tự của Liên Xô, nhưng về cơ bản người Mỹ đã "bỏ xó" năng lực EW từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, do Moscow không còn đặt ra cho họ mối đe dọa như trong giai đoạn trước năm 1991. Vì thế, trong vài năm qua, người Mỹ đột nhiên phải đối mặt với năng lực đã bị hao mòn của họ khi so sánh với công nghệ EW và hình thái các hoạt động của Nga.

Nói một cách khách quan thì Mỹ vẫn có thể bắt kịp năng lực của Nga hiện nay nhưng cần thời gian. Trong 5 năm qua, Nga đã thử nghiệm và đánh giá nhiều công nghệ EW khác nhau. Họ cũng đang đặt mình trong bối cảnh phương Tây có thể tiến hành tấn công điện tử bất cứ lúc nào để thực hành nhiều hoạt động tác chiến, kỹ-chiến thuật và quy trình khác nhau. Như thế, binh lính của họ có thể học cách xoay xở khi thiếu vắng những công nghệ ngày càng phổ biến trên chiến trường, như GPS của Mỹ hay GLONASS của Nga.

Ở Syria, Nga đang đặt nên tảng cho cái gọi là "phòng thủ nhiều lớp", trong đó các hệ thống EW hoạt động phối hợp với các radar cảnh báo sớm và các tổ hợp phòng không như Pantsir-S. Chính lớp phòng thủ này đã giúp Nga đánh chặn một "bầy đàn" UAV hồi tháng Một năm nay. Nó vẫn đang tiếp tục bảo vệ các căn cứ quân sự, cũng như phương tiện tác chiến của Nga tại quốc gia Trung Đông này.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang