Vũ khí laser được Mỹ nâng cấp cho thiết bị bay có thể hạ gục tên lửa

author 05:45 26/09/2016

(VietQ.vn) - Quân đội Mỹ hiện đang trong quá trình nâng cấp hoàn thiện các thiết bị vũ khí laser trong hệ thống phòng thủ chống tên lửa của mình.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Mục tiêu trong vòng 5 năm

Infonet cho biết, hãng Lockheed Martin vừa tiết lộ về những tiến triển trong chương trình SMDS của mình, trong đó có một nguyên mẫu có công suất 10kW có thể “đánh bại phương tiện bay cỡ nhỏ và tàu mặt nước”, và một vụ thử thiết bị có công suất 30kW đã thành công đánh trúng một chiếc xe tải đang đứng yên.

Về mặt công suất, một người Mỹ tiêu thụ trung bình 911kW điện mỗi tháng, thế là một phát bắn của thiết bị này tiêu tốn lượng điện của 1 người Mỹ trong 1 ngày.

Lockheed Martin còn cho biết, Không quân Mỹ đang muốn phát triển một thiết bị bay mang vũ khí laser có công suất 120kW, hạn định hoàn thành là năm 2020. Trong khi đó, Hải quân Mỹ cũng đã thử nghiệm thành công súng laser công suất 30kW đặt trên tàu chiến có thể bắn hạ UAV.

''Súng'' laser trang bị trên tàu chiến của Mỹ

"Súng" laser trang bị trên tàu chiến của Mỹ. Ảnh: Infonet 

Không chịu kém cạnh, Lockheed tuyên bố kỹ thuật độc nhất vô nhị của họ mang tên Spectral Beam Combining (SBC) khiến hệ thống vũ khí của họ có khả năng chiếu những chùm tia laser có bước sóng riêng biệt từ những module, hội tụ chúng lại thành một chùm tia chất lượng cao, mạnh mẽ và đơn nhất.

Tập đoàn này đang tiến hành chế tạo một hệ thống vũ khí laser có công suất 60kW cho quân đội Mỹ. "Tôi nghĩ là trong 5 năm tới, chúng tôi sẽ đạt mục tiêu của mình", Doug Graham – đại điện các chương trình tên lửa và vũ khí tiên tiến của Lockheed tiết lộ.

Tuy nhiên, giá thành và tính hiệu quả của vũ khí laser sử dụng cho mục đích phòng thủ tên lửa luôn là điểm mấu chốt. Vì không cần đạn, bắn tia laser sẽ rẻ hơn đáng kể so với vũ khí truyền thống. Vấn đề ở chỗ việc chế tạo một thứ vũ khí laser đủ khoẻ thì đắt hơn nhiều so với chế tạo một khẩu pháo.

Súng laser Cảnh vệ tầm thấp II của Trung Quốc mạnh cỡ nào?(VietQ.vn) - Công ty công nghệ Poly (PT) của Trung Quốc vừa tiết lộ thông tin chi tiết về mẫu súng laser có tên Cảnh vệ tầm thấp II (LAG II).

Gian nan, tốn kém nhưng Mỹ không từ bỏ tham vọng

Dân trí đưa tin, trong lịch sử, Mỹ đã có nhiều chương trình nghiên cứu vũ khí laser được đánh giá là đầy hứa hẹn, dù sau đó khi thử nghiệm trên thực tế lại không thành công. Điển hình là hệ thống vũ khí laser trên không YAL 1a.

Theo đó, trên một chiếc Boeing 747-400F, người ta lắp đặt một vũ khí laser với công suất dự kiến có thể bắn rơi các tên lửa đang trên quỹ đạo bay. Hệ thống đã được chế tạo và thử nghiệm thành công, tuy nhiên tầm hoạt động của nó chỉ vỏn vẹn có 250km. Nhược điểm trên khiến nó trở nên vô hại khi đối đầu với các tổ hợp tên lửa tác chiến - chiến thuật.

Hệ thống vũ khí laser trên tàu của Mỹ

Hệ thống vũ khí laser trên tàu của Mỹ. Ảnh: Infonet

Ngoài ra, trong thời gian nghiên cứu chế tạo, người ta mới nhận thấy rằng tia laser do tác dụng khúc xạ trong bầu khí quyển sẽ bị giảm công suất đáng kể - chỉ còn gần 1 megawatt, tức là còn nhỏ hơn sức công phá của một khẩu pháo bình thường lắp trên máy bay.

Trong khi đó, các tên lửa của Nga hiện đang được bao bọc một lớp phủ chịu nhiệt có thể vô hiệu hóa tác dụng của tia laser. Điều đó khiến cho YAL 1a trở nên vô dụng với tư cách một loại vũ khí phòng không.

Đó là còn chưa kể tới việc khẩu pháo có kích thước quá lớn dẫn tới những bất cập cho việc cung cấp năng lượng cho nó. Hậu quả là người Mỹ đã phải từ bỏ dự án trên sau khi đã quẳng vào đây khoảng tiền từ 7 đến 13 tỉ USD.

Mặc dù quá trình nghiên cứu phát triển vũ khí laser gian nan và tốn kém như vậy, những người Mỹ vẫn rất tham vọng.  Theo đánh giá của các chuyên gia, Mỹ có nhiều khả năng sẽ là người đi đầu trong việc triển khai các hệ thống vũ khí laser, cụ thể là giải quyết bài toán phòng thủ chống tên lửa cho tàu chiến.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang