Năm 2019: Tiếp tục giải quyết ‘bài toán’ về điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành

author 08:02 01/02/2019

(VietQ.vn) - Triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã xác định vấn đề trọng tâm nhằm tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh và cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành.

Sự kiện: CHÀO MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP NGÀNH TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.

Mục tiêu của Nghị quyết là nâng cao thứ hạng trong các xếp hạng quốc tế của WB (Ngân hàng thế giới), WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới), WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới), UN (Liên Hợp Quốc) về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh... nhằm thích ứng với nền sản xuất mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nước ta thuộc nhóm ASEAN 4.

 

Năm 2019 là năm bứt phá của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để triển khai có hiệu quả thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Bà Nguyễn Mai Hương - Quyền Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn hợp quy - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
 

Năm 2019, với phương châm đã được Chính phủ thống nhất là: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”. Theo phương châm này, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) đã xác định các nội dung cần triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến năm 2021, cụ thể:

Tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh

Công bố đầy đủ các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, các điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa trong năm 2018.

Hướng dẫn, đánh giá thực hiện Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

Căn cứu trên cơ sở đánh giá này, tiếp tục thực hiện kế hoạch rà soát bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi trước quý III năm 2019; bảo đảm mục tiêu bãi bỏ, đơn giản hóa tối thiểu 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.

Cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành

Đến hết năm 2019, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành. Trong quý I năm 2019, hoàn thành rà soát, bãi bỏ, chấm dứt việc quy định thủ tục hành chính trong công văn hướng dẫn.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP của Chính phủ liên quan đến kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (trong thời hạn tối đa 01 ngày xác nhận để thông quan hàng hóa và thực hiện hậu kiểm).

Đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức ĐGSPH đẩy mạnh việc thừa nhận kết quả thử nghiệm, chấp nhận kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài, đồng thời thực hiện cơ chế đánh giá tại nguồn (tại nước xuất khẩu) để giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa theo lô hàng.

Phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, sản phẩm hàng hóa trong việc thực hiện giảm danh mục hàng hóa, sản phẩm hàng hóa nhóm 2, chuyển mạnh cách thức quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm;… Xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định 74/2018/NĐ-CP, Nghị định 154/2018/NĐ-CP.

Song song với việc duy trì quản lý hậu kiểm đối với 91% nhóm sản phẩm, hàng hóa (với 93,3% loại sản phẩm cụ thể phân theo mã HS) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN, Tổng cục TCĐLCL cũng sẽ thực hiện việc rà soát Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN của Bộ KH&CN về công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN và Tổng cục TCĐLCL.

Trong năm 2019, hoàn thành tập trung một đầu mối duy nhất thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với một sản phẩm, hàng hóa.

Triển khai mạnh mẽ, hiệu quả việc giải quyết trên Cơ chế một cửa quốc gia đối với 04 thủ tục về kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Tổng cục TCĐLCL như Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN; Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu; Thủ tục phê duyệt mẫu phương tiện đo nhập khẩu; Thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).

Rà soát, lựa chọn các thủ tục hành chính đáp ứng đủ các tiêu chí theo quy định pháp luật để đưa vào cung cấp dịch công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó phấn đấu thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ ở cấp độ 4; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Nghị quyết 02: Quyền chủ động và cơ hội của các Bộ trưởng(VietQ.vn) - Ý kiến chuyên gia nhận định bằng cách tiếp cận mới, Nghị quyết 02 đã trao toàn quyền cho các Bộ trưởng với trách nhiệm rất nặng nề nhưng cũng rất vinh quang, “lúc này đây, tính chủ động, sáng tạo của từng Bộ trưởng sẽ được nhận diện và đánh giá”.

 Thanh Uyên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang