Năm 2020, mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp mới rất khó khăn

author 19:23 28/04/2020

(VietQ.vn) - Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định: Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp mới trong năm 2020 là rất khó khăn, thậm chí không đạt do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Sáng 28/4, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam 2020 và Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2020. Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định: Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp mới trong năm 2020 là rất khó khăn, thậm chí không đạt do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Nếu duy trì được con số tăng trưởng mức kỷ lục như năm ngoái là hơn 138.000 thì tổng số doanh nghiệp mà nền kinh tế dự kiến có trong năm nay cũng chỉ ở mức 900.000 doanh nghiệp.

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2020, số lượng doanh nghiệp mới thành lập đều giảm và chỉ đạt hơn 80% so với cùng kỳ năm trước, gồm các chỉ tiêu số lượng, quy mô, vốn đăng ký trung bình mỗi doanh nghiệp và lao động.

Cũng theo ông Lâm, chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp chỉ phản ánh một khía cạnh nào đó trong bức tranh phát triển nền kinh tế. Trong khi đó chỉ tiêu về quy mô, chất lượng, ngành nghề và mức độ ứng dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp mới thành lập có phù hợp với xu hướng và định hướng phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới mới là điều quan trọng hơn cả.

Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giới thiệu về Sách trắng Hợp tác xã Việt Nam 2020 và Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2020.

Do đó, nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, Tổng cục Thống kê đề xuất tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó, cắt giảm điều kiện kinh doanh, chi phí, đặc biệt chi phí không chính thức cho doanh và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc thủ tục về đầu tư, đất đai... Nhiều bộ, ngành và địa phương thời gian qua đã cắt, giảm 50% điều kiện, thủ tục theo tinh thần Nghị quyết 02 của Thủ tướng hồi đầu năm.

Cụ thể, đối với các địa phương cần xác định lợi thế và tiềm năng của địa phương để định hướng phát triển doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng bứt phá, bền vững cho địa phương;

Còn với doanh nghiệp cần tăng cường đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt các công nghệ lõi có tính tiên phong; Chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; chuẩn hóa sản xuất kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí của các thị trường quốc tế;

Tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng tới nhóm người yếu thế trong xã hội…

Ngoài ra, các hiệp hội doanh nghiệp cũng cần phối hợp tích cực với các cơ quan quản lý nhà nước để khuyến nghị chính sách khuyến khích doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm xã hội, tăng cường tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia; Chủ động tìm kiếm nguồn lực, xây dựng và triển khai các sáng kiến thúc đẩy phát triển các mô hình kinh doanh bền vững, nhân rộng những mô hình kinh doanh giúp giải quyết các thách thức phát triển bền vững; Xây dựng các chương trình, biện pháp cụ thể, khả thi để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt vai trò hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên, là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và Chính phủ.

Hà Nội tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi kinh tế sau dịchThực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ: Hà Nội phải làm công tác phòng chống dịch Covid-19 tốt nhất, gương mẫu nhất và “Thủ đô tiếp tục gương mẫu, chủ động trong phục hồi kinh tế, xã hội sau dịch”. Những ngày này, TP Hà Nội vẫn đang tiếp tục rà soát, cập nhật, hoàn thiện các phương án, kịch bản quyết tâm dập dịch sớm nhất.

Thanh Tùng 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang