Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, nguyên nhân do đâu?

author 20:52 06/11/2018

(VietQ.vn) - "Ở các ngành có mức độ cạnh tranh cao giữa các thành phần kinh tế, thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước là rất thấp, cho thấy áp lực cạnh tranh đã bộc lộ những hạn chế về NLCT của DNNN" - Bà Nguyễn Minh Thảo chia sẻ.

Chia sẻ tại Diễn đàn "Thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước", bà Nguyễn Minh Thảo - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã chia sẻ những vấn đề hết sức thực tế xoay quanh việc tại sao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) còn thấp. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 phát triển như hiện nay, DNNN cần chuyển đổi như thế nào để không bị tụt hậu?

 Bà Nguyễn Minh Thảo khẳng định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế. Ảnh: CIEM

Áp lực cạnh tranh đã bộc lộ những điểm hạn chế về năng lực cạnh trạnh của DNNN?

Bà Thảo cho biết, hiện nay, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) còn nhiều mặt hạn chế, thể hiện qua một số điểm:

- Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của khu vực DNNN phụ thuộc vào một vài doanh nghiệp (DN) lớn;

- Đối với DN 100% vốn nhà nước, phần lớn nguồn lực tập trung vào 07 Tập đoàn và trên 60 Tổng công ty nhà nước. Trong đó, 07 Tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ 66% tài sản, 66,7% vốn Chủ sở hữu nhà nước, tạo ra 61,7% doanh thu, 56,5% lợi nhuận trước thuế và 56,7% thu ngân sách nhà nước. 

- Phần lớn doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách của DNNN nằm ở các ngành nghề và lĩnh vực có mức độ cạnh tranh thấp.

- Ở các ngành có mức độ cạnh tranh cao giữa các thành phần kinh tế như thương mại, xây dựng, công nghiệp chế tạo,... thì hiệu quả kinh doanh của DNNN là rất thấp, cho thấy áp lực cạnh tranh đã bộc lộ những hạn chế về NLCT của DNNN.

Một phần nguyên nhân dẫn đến việc NLCT của DNNN hạn chế được bà Thảo chỉ ra đó là: Thị trường chưa rộng mở; Hạn chế, yếu kém nội tại của DN: năng lực quản trị, kỹ năng, ứng dụng công nghệ; Thể chế, quy định chính sách và cơ chế giám sát chưa thực sự hiệu quả.

CMCN 4.0 và cơ hội để DNNN chuyển đổi

CMCN 4.0 tạo ra nhiều cơ hội lớn, đồng thời cũng là thách thức để DNNN chuyển đổi. Công nghệ mới: CNTT, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet of thinks, blockchain,... những ứng dụng thời đại công nghiệp số hóa đã hiện hữu đa dạng, đồng thời dẫn dắt hoặc thay thế các ngành nghề truyền thống, cách thức tổ chức và quản lý sản xuất. 

Đồng thời, bà Thảo đã nêu ra một số DNNN 4.0 điển hình hiện nay như: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk),...

Bên cạnh đó, bà Thảo đưa ra một số đề xuất thúc đẩy áp dụng các giải pháp công nghệ như: Tạo hành lang pháp lý hỗ trợ DN phát triển và ứng dụng giải pháp công nghệ; Xây dựng chính sách thúc đẩy liên kết ngành phát triển và ứng dụng giải pháp công nghệ; Có chính sách khuyến khích DN nói chung, trong đó có DNNN đầu tư công nghệ; Đào tạo nguồn nhân lực để có năng lực xây dựng, phát triển và ứng dụng công nghê, nhất là trong DNNN; Áp dụng thông lệ quản lý DN quốc tế đối với DNNN một cách đầy đủ và hiệu quả.

Lương, thưởng của doanh nghiệp Nhà nước chưa khuyến khích tăng năng suất lao động?(VietQ.vn) - "Chính sách tiền lương, thưởng của DNNN chưa có tác động khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động...", ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục tài chính doanh nghiêp, Bộ Tài chính nhận định.

Phương Mai

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang